10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

Mẹ có biết rằng, nhiều thực phẩm quen thuộc, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể nhưng lại có tác dụng “ngược” đến sức khoẻ nếu trẻ ăn khi đói. Vậy đâu là những loại thực phẩm nào bé cần tránh xa khi bụng “rỗng”, hãy cùng MarryBaby “điểm mặt” mẹ nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Sữa

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, việc uống sữa lúc đói sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn là các chất dinh dưỡng đồng thời gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, khi bụng đói, axit dịch vị tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.

10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

10 thực phẩm ăn vào giúp trẻ "hạ hoả"
Những cơn giận dữ, khóc lóc, bướng bỉnh, hung hăng, làm ngược ý người lớn thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi trẻ tập đi - lứa tuổi có nhiều sự phát triển trong thể chất và tâm lý. Tuy nhiên, bên cạnh các liệu pháp tâm lý, một số loại thực phẩm cũng có thể giúp bé giảm bớt những căng thẳng, cáu...

2/ Chuối

Chuối là loại quả rất lành và cực kì bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong chuối có chứa nhiều magiê, ăn chuối lúc đói sẽ khiến magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.

10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

3/ Dứa

Dứa chứa nhiều enzyme mạnh, ăn dứa lúc bụng “rỗng” sẽ làm tổn thương dạ dày, khiến cơ thể nôn nao, khó chịu và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, tốt nhất nên cho bé ăn loại quả này sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.

4/ Quả hồng

Hồng cũng chính là một trong số loại quả được nhiều bé yêu thích.Thế nhưng, hồng chứa nhiều axit tannic và pectin, phản ứng với axit trong dạ dày và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sỏi thận. Vì thế, mẹ nhớ cẩn thận khi cho trẻ ăn lúc đói nhé!

10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

5/ Quả cam, quýt

Trong hai loại quả này có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid ,…nên ăn khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày, Ngoài ra, còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.

6/ Cà chua

Cà chua cũng là loại quả rất tốt nhưng lại chứa nhiều axit có thể gây ra phản ứng với dịch dạ dày và là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Do vậy, khi bé đang đói các mẹ không nên cho bé ăn các món chứa nhiều cà chua, nó có thể làm hại dạ dày của trẻ đấy!

10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

7/ Đồ lạnh

Với cái bụng đói mà mẹ để bé ăn uống các đồ lạnh là điều không nên vì có thể làm dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây phản ứng enzyme bất thường và khiến cơ thể dễ bị bệnh.

8/ Khoai lang

Bình thường khoai lang rất tốt cho tiêu hóa của trẻ nhưng nếu với cái bụng đói mà mẹ cho bé ăn  sẽ dẫn đến ổn thương dạ dày. Vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày gây nên cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua,…

10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

9/ Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo là món đồ ăn vặt ưa thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, kẹo chứa hàm lượng đường cao, ăn nhiều lúc đói sẽ khiến cơ thể trong một thời gian ngắn không thể tiết ra đủ lượng insulin để duy trì lượng đường bình thường trong máu, klàm cho lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khoẻ.

Bên cạnh đó, ăn kẹo trước bữa ăn, khi bụng bé đang rỗng chỉ khiến cho bé ngang dạ, không còn cảm giác muốn ăn bữa chính và không hấp thu được các loại thực phẩm bổ dưỡng. Đó là lí do vì sao để trẻ nhỏ ăn bánh kẹo trước bữa ăn dễ dẫn đến tình trạng bé chán ăn, chậm lớn.

10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

10/ Snack

Snack là thứ dễ tiêu hoá có thể thúc đẩy insulin tăng cao và ngay sau đó là giảm đột ngột. Loại thức ăn vặt này chứa đường, muối, chất béo, nếu mẹ thường xuyên cho bé ăn khi đói sẽ khiến bé đầy bụng, chán ăn, gây gánh nặng cho thận, nguy cơ suy dinh dưỡng ở thể béo phì cao và mắc bệnh tiểu đường.

10 thực phẩm "cấm ăn" khi trẻ đói

6 mẹo giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ
Đường là một thành phần rất phổ biến trong các món ăn hàng ngày, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng lại rất nghèo giá trị dinh dưỡng. Không chỉ vậy, nếu bé nạp quá nhiều đường, cơ thể sẽ không sử dụng hết dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về béo phì và tiểu đường.

 

 

 

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: