3 ghi chú cho các anh xã khi vợ mang thai

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

1. Chuẩn bị tổ ấm

Khoan hãy vội lo lắng về sự thay đổi tính cách chóng mặt của vợ, hay về thân thể đồ sộ của nàng. Khi vợ mang thai, điều đầu tiên mà bạn cần suy nghĩ chính là việc cải thiện không gian sống. Sẽ phải có một nơi dành riêng cho bé, một chiếc cũi riêng, một nơi có thể đặt vừa tấm thảm chơi cỡ lớn, nơi để đồ chơi, quần áo và vật dụng chăm sóc bé. Sẽ có những thay đổi cần thiết như kê giường sao cho vợ bạn có thể đi vào nhà vệ sinh nhanh chóng, mua thêm một chiếc ghế nhỏ để vợ bạn kê chân lên mỗi khi ngồi, hay dọn dẹp bớt đồ đạc trên giường để có chỗ cho chiếc gối chữ U to tướng mà nàng sẽ dùng khi ngủ.

Bạn cũng phải chú ý đến độ thông thoáng của căn nhà, đến vị trí các ổ điện, cánh cửa… Việc có con sẽ đòi hỏi bạn phải sắp xếp lại nhà cửa và cả những vật dụng, khoảng không xung quanh nhà.

Trong quá trình này, bạn cũng chú ý rằng chất liệu của vật dụng rất quan trọng. Để an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ, bạn nên chọn những chất liêu thiên nhiên như gỗ, vải cotton, vải lanh, nhựa không chứa BPA…

2. Chăm sóc vợ bầu và khám thai

Thông thường, mỗi bà bầu sẽ trải qua 15 lần khám thai trong suốt thai kỳ của mình. Từ khi bắt đầu mang thai đến tuần thứ 28, mỗi tháng gia đình nhỏ của bạn sẽ đến gặp bác sĩ một lần. Sau tuần thứ 28, vợ bạn sẽ cần gặp bác sĩ 2-3 lần mỗi tháng và từ tuần thứ 36 trở đi, mỗi tuần một lần. Bằng việc đi khám cùng vợ, bạn sẽ biết được con đang lớn lên như thế nào và chuẩn bị tốt hơn cho việc làm bố trong tương lai.

3 ghi chú cho các anh xã khi vợ mang thai

Những điều bố cần biết về lịch khám thai
Việc đưa mẹ đi khám thai là một trong những sự hỗ trợ thiết thực nhất mà bố có thể dành cho nửa kia của mình. Tham gia vào những buổi hẹn cùng bác sĩ cũng chính là lúc bố cảm thấy việc làm cha đang ngày càng trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Khi vợ mang thai, bạn cũng cần chú ý quan tâm chăm sóc nàng hơn. Điều đó sẽ làm nàng vô cùng cảm kích. Tất nhiên, bạn cần một sự kiên nhẫn rất lớn để có thể lắng nghe và vỗ về nàng mỗi khi nàng tuôn nước mắt vì vừa lên cân, vừa đột ngột cảm thấy buồn bã, lo lắng… Việc tạo ra một sự sống mới chưa bao giờ là dễ dàng, và vì vậy vợ bạn sẽ cảm thấy khá áp lực, thêm vào đó, mức độ hormone lên xuống trong cơ thể càng làm cho cô ấy trở nên sáng nắng chiều mưa. Hãy dành cho cô ấy sự quan tâm và yêu thương, tránh phán xét vì thực sự cô ấy cũng không hề muốn mình trở nên thất thường như thế.

3 ghi chú cho các anh xã khi vợ mang thai

Được trò chuyện, thông cảm và quan tâm là vô cùng cần thiết đối với các mẹ bầu

3. Trợ giúp vợ ở chặng đua về đích

Sau 40 tuần (hoặc sớm hơn), đã đến lúc bé chuẩn bị chào đời. Ngày nay, việc các ông bố theo mẹ vào phòng sinh đã không còn là chuyện hiếm. Do đó, để tránh trở thành một khán giả bất đắc dĩ thay vì tham gia một cách hữu ích vào ca sinh của vợ, bạn nên chuẩn bị tinh thần từ trước đó.

Lý tưởng nhất, hãy cùng nàng viết ra một bản kế hoạch sinh nở chi tiết: Bạn sẽ đến bệnh viện nào, ai là người vào phòng sinh (cả hai hay chỉ một mình vợ bạn), những việc cần làm (soạn đồ đạc, đóng viện phí, làm thủ tục…)

Trước đó, bạn nên cùng vợ ghi danh vào một lớp học tiền sản để bắt đầu thu nhận những kiến thức cần thiết cho giai đoạn cuối của thai kỳ.

Về cơ bản, quá trình chuyển dạ sẽ kéo dài từ 12 đến 24 tiếng. Vợ bạn có thể vào viện từ ngày hôm qua và mãi tận tối hôm nay cô ấy mới được đưa vào phòng sinh. Thế nên, hãy kiên nhẫn, ăn uống lúc bạn thấy đói, bổ sung nước đầy đủ cho cả bạn và nàng. Trong thời gian vợ vào phòng sinh và bạn không vào cùng, hãy sử dụng điện thoại để động viên nàng trong thời gian chờ đợi.

Nếu đi cùng vợ vào phòng sinh, hãy can đảm ở lại đó đến khi bé chào đời. Việc bước ra giữa chừng sẽ khiến vợ bạn mất tinh thần lắm đấy.

3 ghi chú cho các anh xã khi vợ mang thai

Lời khuyên cho các bố theo mẹ vào phòng sinh
Dịch vụ phòng sinh gia đình ngày càng phổ biến cho thấy rất nhiều các bà mẹ mong muốn có bố bên cạnh trong lúc sinh. Tuy nhiên, bố có thể sẽ cảm thấy bối rối không biết làm gì trong giờ phút “cao điểm” đó. Các lời khuyên nho nhỏ dưới đây cho các ông bố tương lai sẽ giúp bố không còn thấy lạc...

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: