5 bước đơn giản để trị hăm tã

Tuy không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tình trạng hăm tã vẫn khiến bé rất khó chịu. Nhưng với 5 bước dưới đây, bé yêu sẽ không còn bị chứng hăm tã quấy rầy nữa

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Xác định loại hăm tã

Trước hết, mẹ cần biết bé bị hăm tã dạng nào. Nếu bị nhiễm khuẩn, bé sẽ có mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước, vết loét có mủ hay bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé. Nếu hăm do nấm, nơi mảng hăm sẽ có màu đỏ tươi, với những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Mẹ cũng sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng bẹn,cổ hay nếp gấp trên da bé. Da bé cũng có thể bị kích ứng do dính nước tiểu, phân… nhưng đối với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã mà thôi.

5 bước đơn giản để trị hăm tã

Một số triệu chứng và nguyên nhân hăm tã

2/ Chọn kem bôi phù hợp

Với dạng hăm do kích ứng đơn thuần, mẹ có thể sử dụng các loại kem chống hăm có chứa kẽm đioxit hoặc mỡ khoáng (petroleum jelly), hay mỡ cừu. Đối với 2 dạng hăm còn lại, mẹ không nên để lâu mà cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân. Bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi sẽ cho mẹ câu trả lời chính xác và giúp chọn ra một loại thuốc thích hợp cho bé. Đối với hăm do nhiễm trùng, có thể bé cần đến một số loại kháng sinh. Trong khi đó, loại hăm do nấm cần được điều trị với thuốc chống nấm để trị tận gốc.

 3/ Giữ bé khô ráo

Vùng bị hăm luôn cần được giữ khô ráo. Điều này sẽ giúp tổn thương mau lành hơn. Một lưu ý nhỏ cho mẹ là không sử dụng các loại khăn giấy ướt để lau những vùng hăm. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng nước ấm và xà phòng hay sữa tắm cho trẻ sơ sinh để làm vệ sinh cho bé. Khi đang trong thời gian điều trị hăm tã, vùng mặc tã của bé cần được lau khô và để ráo thường xuyên. Nếu mẹ muốn mặc tã cho bé, hãy nới lỏng tã một chút để giúp chỗ hăm được mát mẻ, khô ráo và không khí lưu thông tốt hơn.

4/ Lưu ý với phấn rôm

Nếu mẹ sử dụng phấn rôm cho bé, nhớ đừng để phấn dây ra phần mặt. Bột phấn rôm có thể chứa thành phần talc và gây tổn thương phổi nếu bé hít phải. Một số loại phấn rôm làm từ tinh bột ngô, và nấm men cực kỳ thích “nhấm nháp” loại bột này. Hiển nhiên, mẹ nên tránh dùng phấn rôm từ bột ngô cho bé đang bị hăm do nấm men.

5 bước đơn giản để trị hăm tã

Các sản phẩm cho bé bị hăm tã
Bất kể mẹ chăm sóc bé yêu cẩn thận đến đâu, vào một lúc nào đó, hầu hết các bé đều sẽ bị hăm tã. Hăm tã có thể gây đau đớn và trong một số trường hợp, nó còn dẫn tới bệnh nhiễm trùng. Ba mẹ nhớ tìm đến bác sĩ nếu chứng hăm tã ở con không cải thiện với cách chữa thông thường tại nhà. Có một số...

5/ Biết khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ

Nếu vết hăm kéo dài vài ngày mà không có tiến triển tốt hơn, hoặc bé yêu bị sốt, mê man thì mẹ cần đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: