5 nguyên tắc "vàng"trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng là điều không ba mẹ nào mong muốn. Nếu chẳng may bé cưng gặp tình trạng này mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn ăn cho trẻ suy dinh dưỡng để giúp bé nhanh chóng "tạm biệt" người bạn "còi cọc".

Share this Post:
Nuôi dạy con

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phát triển thể chất và trí não. Nếu trẻ bị thiếu cân so với chuẩn WHO  thì điều chỉnh đế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là cách nhanh và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân phổ biến do:

Cai sữa quá sớm: Theo các chuyên gia, nếu muốn cai sữa cho bé, mẹ nên đợi đến khi trẻ có thể ăn bổ sung các thực phẩm khác. Đặc biệt, trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé uống sữa. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này vẫn nên tập trung vào sữa, thực phẩm ăn dặm chỉ là phần phụ, bổ sung thêm cho bé.

5 nguyên tắc "vàng"trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Hiểu biết về chăm sóc trẻ nhỏ sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ suy dinh dưỡng

Cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn: Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa còn kém, chưa thể “tải” hết được lượng protein có trong thực phẩm. Vì vậy, việc cho bé ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ bị dị ứng, hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa, dẫn đến không hấp thụ được dưỡng chất cần thiết.  Ngược lại, ăn dặm trễ lại khiến trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, bởi theo thời gian, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ tăng lên, bú mẹ không sẽ không đủ.

Do bệnh tật kéo dài: Khi con trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa nhiều lần hoặc bị biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ… cũng dễ dẫn đến suy nhược cơ thể và bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

Do thể tạng bị dị tật bẩm sinh: Đối với những trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hay các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

5 nguyên tắc "vàng"trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Mẹ biết gì về hệ tiêu hóa của trẻ?
Không quá lời khi nói rằng hệ tiêu hóa khỏe là nền tảng cho sức khỏe của toàn cơ thể.

Khi nào trẻ được gọi là suy dinh dưỡng?

Dựa vào biểu đồ cân năng trung bình cho từng độ tuổi các bậc cha mẹ sẽ đánh giá được sự phát triển thể chất của con. Sau khi sinh, nếu 2-3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân thì phải đưa ngay đến bác sĩ để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Không nên đợi đến khi theo dõi cân nặng của trẻ bị thấp hơn nhiều so với biểu đồ phát triển mới lo điều trị.

Có 3 cách đánh giá về mức độ suy dinh dưỡng:

  • Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
  • Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
  • Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi. Đây là mức độ nguy hiểm nhất vì nếu tình trạng sức khỏe của bé không được cải thiện trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

5 nguyên tắc trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Gần đây, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra công bố, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi, suy dinh dưỡng chiếm 25,9%. Điều này có nghĩa là cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ không đạt mức phát triển tối đa. Vì vậy, mẹ cần chú ý một số nguyên tắc trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ:

1. Tăng cường chất dinh dưỡng

Các bữa ăn dặm của trẻ nên đầy đủ chất dinh dưỡng, càng đa dạng càng tốt. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ lựa chọn kết cấu thức ăn phù hợp. Khi chế biến phải chú ý cắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ.

5 nguyên tắc "vàng"trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Tăng cường các loại rau củ quả trong bữa ăn của trẻ vừa bổ sung dưỡng chất vừa hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa

2. Bổ sung lượng dầu mỡ cần thiết vào món ăn

Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần có một thìa súp dầu hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.

3. Tăng cường các bữa phụ

Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Đây cũng có thể là lúc để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính ít trước đó. Mỗi ngày trẻ nên được ăn từ 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Khi chia nhỏ bữa ăn như vậy, trẻ không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn. Lưu ý mẹ nhớ không nên cho trẻ ăn quá nó trước khi ngủ.

5 nguyên tắc "vàng"trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Mách mẹ cách chuẩn bị bữa phụ buổi chiều cho bé
Thời gian giữa bữa trưa và bữa tối khá dài, và hẳn sau một ngày học tập và vui chơi, bé đã đói ngấu khi về đến nhà. Một bữa phụ buổi chiều là cách tuyệt vời để bù đắp cho bé nguồn năng lượng đã mất

4. Nên cho bé sử dụng cháo đặc thay vì cháo loãng

Cháo sẽ mang đến cảm giác bé ăn nhiều hơn nhưng lại có mức năng lượng rất thấp vì chứa nhiều nước. Vì thế mẹ nên hạn chế nấu cháo loãng mà thay vào đó nấu cháo đặc cho bé.

5. Bữa ăn ngập tràn niềm vui

Mỗi bữa ăn không phải là cuộc chiến. Không khí ăn uống vui vẻ và để trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ. Không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán vì ép ăn chỉ khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn.

Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ chú ý cho bé đi kiểm tra sức khỏe đinh kì để phát hiện vấn đề đúng lúc.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: