Ăn hồng xiêm, một bé gái ở An Giang bị hóc dị vật suýt tắt thở

Vừa qua, một trẻ nhỏ ở An Giang đã phải nhập viện trong tình trạng tím tái. Bác sĩ nội soi đã phát hiện bé gái bị hóc hạt hồng xiêm. Dị vật nằm ngay trong khí quản bệnh nhi.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Ngày 2-12, Bệnh viện Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt tỉnh An Giang cho biết sau một ngày cấp cứu, sức khỏe bé gái bị hạt sapoche (hồng xiêm) chui vào khí quản đã bình phục.

Bé gái bị hóc hạt hồng xiêm được cứu sống trong gang tấc

Theo gia đình, bé bị hóc dị vật khi ăn trái cây ở huyện Tri Tôn vào ngày 1-12. Lúc nhập viện bé mặt tím tái, khó thở. Bác sĩ nội soi phát hiện hạt sapoche nằm trong khí quản nên gắp khẩn cấp.

Theo bác sĩ, bệnh nhân bị hóc dị vật có những biểu hiện như ho sặc sụa, tím tái mặt mày, khó thở. Nếu cấp cứu chậm sẽ nguy hiểm đến tính mạng vì ngạt đường thở dễ dẫn đến tử vong.

Từng xảy ra nhiều vụ hóc hạt hồng xiêm trước đây

Trường hợp bé gái bị hóc hạt hồng xiêm kể trên không phải là hiếm. Vào ngày 20-2, Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai (Hà Nội) cũng tiếp nhận một người khác bị hóc dị vật.

Bệnh nhân là ĐVT (47 tuổi, Nghĩa Hưng, Nam Định) đến khám trong tình trạng ho kéo dài, đau ngực bên phải. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị giãn phế quản, theo dõi dị vật đáy phế quản phải.

Đến ngày 27-2, bệnh nhân được nội soi phế quản gây mê gắp ra dị vật là một hạt hồng xiêm và có nhiều dịch mủ đục phía dưới chỗ tắc.

Ăn hồng xiêm, một bé gái ở An Giang bị hóc dị vật suýt tắt thở

Hồng xiêm là loại quả ngon nhưng dễ gây hóc

Ngày 8-10, BV quận Thủ Đức (TP.HCM) đã nội soi phế quản, gắp thành công hạt sapôchê kẹt trong đường thở người phụ nữ suốt 4 năm.

Trước đó, bệnh nhân đến nhập viện trong tình trạng ho nhiều, sốt…Sau khi thăm khám, người phụ nữ được chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị vì kết quả X-quang bất thường, ở đáy phổi phải xuất hiện một đám mờ.

Vấn đề hóc dị vật và khuyến cáo của bác sĩ

Hồng xiêm là loại quả phổ biến có hương vị thơm ngon được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên hạt của hồng xiêm nằm ẩn trong thịt quả lại trơn tuột dễ lọt vào đường hô hấp gây hóc.

Chị em khi chăm sóc bé, cho ăn loại quả này cần bổ ngang, tách hạt cẩn thận trước khi cho bé thưởng thức. GS-TS Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, khuyến cáo:

Những bệnh nhân bị sặc hoặc hóc dị vật cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra như rách, xước đường thở, đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng, áp xe…

Ăn hồng xiêm, một bé gái ở An Giang bị hóc dị vật suýt tắt thở

Trẻ bị hóc dị vật cần được cấp cứu kịp thời

Cách xử lý bị hóc dị vật

Việc phát hiện, nhận biết và xử trí đúng hóc dị vật là cực kỳ quan trọng. Mỗi độ tuổi sẽ có cách xử lý khác nhau

Với trẻ trên 12 tuổi và người lớn

Với trẻ 12 tuổi và người lớn, khi bị hóc dị vật vào đường thở, người sơ cứu đứng sau lưng nạn nhân, hai tay vòng ra phía trước, đan chéo nhau rồi đặt lên vùng thượng vị (chấn thủy) giật mạnh vào để tống dị vật ra.

Nếu trẻ quá nặng ký hoặc người lớn thì cho nằm sấp xuống, đầu nghiêng một bên. Người sơ cứu để hai bàn tay vuông góc nhau và ấn lên chỗ chấn thủy, rồi đẩy mạnh đột ngột từ 3 đến 5 lần để đẩy dị vật ra.

Ăn hồng xiêm, một bé gái ở An Giang bị hóc dị vật suýt tắt thở

5 bệnh trẻ sơ sinh phổ biến, mẹ càng phát hiện sớm càng dễ chữa khỏi
Giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn vô cùng non nớt. Tận dụng “cơ hội” này, có rất nhiều loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công, xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ gây ra một số căn bệnh trẻ sơ sinh phổ biến.

Với trẻ trên 2 tuổi 

Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich

Trường hợp trẻ còn tỉnh

Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ.

Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Ăn hồng xiêm, một bé gái ở An Giang bị hóc dị vật suýt tắt thở

Trẻ bị hóc cần được xử lý kịp thời và đúng cách

Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái.

Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

Theo các bị bác sĩ cứu bé gái bị hóc hạt hồng xiêm kể trên, có một điều đặc biệt lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: