Bắt bệnh" thông qua tình trạng táo bón

Thông thường, táo bón ở trẻ em là cách cơ thể bé phản ứng với chế độ ăn uống không phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé bị táo bón lại là "báo hiệu" của một bệnh lý nào đó. Mẹ nên lưu ý những trường hợp sau đây nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Dị ứng với sữa chứa protein

Thỉnh thoảng, nguyên nhân khiến bé bị táo bón là do dị ứng với thành phần protein trong sữa. Ngoài táo bón, trong những trường hợp dị ứng này, mẹ sẽ nhận thấy bé thường xuyên nôn mửa không có lý do, và mỗi khi bé đi ngoài, phân sẽ có lẫn một ít máu.

Với những bé bú mẹ, các chuyên gia khuyên mẹ nên loại bỏ sữa trong chế độ ăn của mình. Với những bé uống sữa công thức, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra một loại sữa ít gây dị ứng, và phù hợp hơn với trẻ.

"Bắt bệnh" thông qua tình trạng táo bón

Chọn sữa cho con theo thành phần
Sữa mẹ là tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, trong điều kiện không cho phép, nhiều mẹ phải nhờ đến sự trợ giúp từ sữa công thức. Và lúc này, nhiều mẹ cảm thấy "hoa mắt" khi nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng in trên hộp sữa. MarryBaby sẽ chia sẻ một số cách so sánh thành phần...

2/ Chứng khó đại tiện

Để đi ngoài dễ hơn, bé sẽ phải đồng thời phối hợp vận động cơ bụng và thư giãn các cơ của cơ vòng hậu môn bên ngoài. Tuy nhiên, những bé bị chứng khó đại tiện thường lại không thể phối hợp 2 việc này. Do đó, bé sẽ nín nhịn và cảm thấy khó chịu.Những bé bị chứng khó đại tiện thường có biểu hiện quấy khóc, khó chịu và bụng phình to lên hơn bình thường.

Trong những trường hợp này, mẹ có thể giúp con thoải mái hơn bằng cách đặt con ngồi trên chân như tư thế của chú ếch, dùng tay giữ đùi bé và ép về phía ngực. Cách này giúp bé thư giãn cơ vòng và đi ngoài dễ dàng hơn.

"Bắt bệnh" thông qua tình trạng táo bón

Những trường hợp táo bón ở trẻ em do bị chứng khó đại tiện thường có thể tự khỏi trong 2 tháng đầu tiên sau sinh

3/ Phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng là một căn bệnh khá hiếm gặp, chỉ có 1 trong 5000 bé sinh ra mắc bệnh này, và thường phổ biến hơn ở các bé trai. Những bé mắc bệnh này thường là do thiếu một số dây thần kinh và cơ trong ruột già nên không thể co lại và đẩy phân ra ngoài. Thông thường, trong vòng 48 giờ sau sinh và trước khi cho bé xuất viện, các bác sĩ thường đợi bé đại tiện lần đầu tiên để có thể chẩn đoán căn bệnh này một cách sớm nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ hơn, bé có thể “đẩy” một ít phân ra ngoài, nên có thể rất khó phát hiện, kể cả sau khi bé lớn hơn.

Một khi vấn đề được chẩn đoán, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ những phần của ruột thiếu dây thần kinh cần thiết.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Chữa táo bón ở trẻ em bằng kinh nghiệm dân gian
  • Những lưu ý khi dùng men tiêu hóa và men vi sinh

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: