Bật mí cách giúp trẻ ngủ ngon hơn

Giấc ngủ ngon và sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Nếu thiếu ngủ trẻ sẽ thường hay cáu gắt, quấy khóc, mệt mỏi, về lâu về dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. MarryBaby gợi ý cách giúp trẻ ngủ ngon, mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Theo các chuyên gia, cơ thể khi ngủ sẽ tiết ra lượng hormone tăng trưởng gấp 4 lần so với khi thức, và lượng hormone đạt đỉnh từ lúc 22 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau. Ngoài ra, ngủ cũng là thời điểm để não bộ nạp lại năng lượng giúp tăng cường trí nhớ, khả năng học tập của trẻ.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Epidemiol Community Health đã chứng minh những trẻ dưới 3 tuổi không ngủ đúng giờ, thiếu ngủ sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, học hỏi, tính toán sau này. Vì vậy, 3 năm đầu đời mẹ cần đặc biệt chú ý quan tâm đến giấc ngủ của trẻ bởi nó có quan hệ khăn khít với sự phát triển não bộ.

Bật mí cách giúp trẻ ngủ ngon hơn

Trong 3 năm đầu đời, giấc ngủ ngon có quan hệ khăn khít với sự phát triển của não bộ của trẻ

Việc rèn luyện cho trẻ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi có giấc ngủ sâu và ngon không phải là điều dễ dàng bởi nó cần sự kiên trì, kiên nhẫn của cha mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng những cách sau để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

1/ “Trị” chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều, kể cả ngày lẫn đêm nhưng mỗi giác ngủ thường không kéo dài. Đặc biệt hơn là trẻ từ 0-3 tháng tuổi thường hay khóc về đêm, mỗi đêm bé có thể thức dậy từ 4-5 lần và bắt đầu khóc. Từ 3 tháng tuổi trở lên bé đã có thể ngủ 1 giấc dài hơn và đôi khi cho đến sáng.

Tuy không có phương thức “điều trị” đặc hiệu cho chứng khóc đêm nhưng mẹ vẫn có cách giúp trẻ ngủ ngon hơn: Trẻ sơ sinh thường hay thức dậy để đòi bú do đó mẹ cần cho bé bú no trước khi đi ngủ; Chuẩn bị nơi ngủ êm ái, khô thoáng và thoải mái; Tạo không gian ngủ thích hợp không quá nóng cũng không quá lạnh; Kiểm tra thay tã thường xuyên không để tã bỉm trong tình trạng “quá tải”; Khi bé vẫn khóc mẹ có thể bế bé lên, vỗ về hoặc hát ru.

Bật mí cách giúp trẻ ngủ ngon hơn

Để bé khóc và tự ngủ: Nên hay không?
Mẹ có từng nghe thấy hay muốn thử tập cho bé tự ngủ theo phương pháp"để bé khóc" lần nào chưa? Nếu câu trả lời là có, bạn nên xem lại. Mặc dù phương pháp này giúp mẹ không phải thức dậy giữa đêm để dỗ con ngủ lại, nhưng theo một số chuyên gia, tác hại mà phương pháp này gây ra còn "vượt xa" lợi...

2/ Dạy trẻ cách tự ru mình ngủ

Khi trẻ khóc đêm thì ba mẹ cần kiên nhẫn đợi thêm 2-3 phút rồi mời bắt đầu dỗ bé nín bằng những hành động vỗ về nhẹ nhàng để giúp bé biết cách tự “ru” mình ngủ trở lại. Việc làm này đòi hỏi sự kiên nhẫn của mẹ, nếu quá xót con mà lập tức bồng bé dậy ngay khi thấy tiếng khóc sẽ tạo cho bé thói quen không thể tự ngủ.

3/ Thiết lập thời gian biểu cho trẻ

Mẹ cần biết: Trẻ sơ sinh ngủ từ 16-17 tiếng mỗi ngày bất kể ngày hay đêm; Trên 3 tháng tuổi ngủ khoảng 15 tiếng/ngày, giấc ngủ của bé sé thay đổi ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm; Từ 1-3 tuổi ngủ khoảng 13 tiếng/ngày và ngủ suốt đêm cho đến sáng. Để giúp bé có giấc ngủ ngon, đi ngủ đúng giờ thì mẹ cần tạo cho bé thói quen sinh hoạt có quy tắt và bắt đầu càng sớm càng tốt. (Thông thường với trẻ 1 tuổi trở lên)

Chẳng hạn: Đánh thức bé dậy lúc 6-7 giờ sáng, đến giờ ngủ trưa từ 1-1,5 giờ, 20-21 giờ bắt đầu giấc ngủ đêm. Cứ cố gắng giúp bé duy trì thói quen như vậy sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

Đối với những trẻ khó ngủ vào ban đêm mẹ thường hay cho bé thức thật nhiều vào ban ngày với hy vọng con có thể ngủ thẳng giấc đến sáng. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mẹ nhé! Bởi nếu không ngủ đủ giấc trẻ sẽ thấy mệt mỏi và càng mất ngủ hơn vào ban đêm.

Một số lưu ý dành cho mẹ

– Nên cho bé ngủ trưa ở những nơi có ánh sáng để hạn chế thời gian ngủ, việc làm này có tác dụng giúp trẻ ngủ ngon hơn vào buổi tối. Vào ban đêm cần tắt đèn khi ngủ bởi bóng tối giúp cơ thể tiết ra hormone melatonin gây buồn ngủ, trẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn và sâu giấc hơn.

– Không nên nói chuyện, vui đùa với trẻ khi trẻ thức dậy giữa đêm, điều này vô tình làm trẻ tỉnh táo và khó ngủ hơn. Nếu kéo dài liên tục sẽ dẫn đến thói quen thức giấc vào ban đêm.

– Vào tuổi ăn dặm nên hạn chế cho bé ăn quá no, ăn nhiều thức ăn béo vì sẽ khiến hệ tiêu hóa phải “làm việc” liên tục gây cảm giác khó chịu khi ngủ.

– Để bé ngủ ngon hơn cần hạn chế những tiếng ồn lớn, ánh sáng chói nhưng cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những tiếng ồn “vô hại” như tiếng máy quạt, máy giặt, tiếng động sinh hoạt hàng ngày…

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nằm ngủ đúng tư thế, tuyệt đối không cho trẻ nằm sấp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: