Bật mí những suy nghĩ thú vị của trẻ sơ sinh

Cách bé nhìn nhận và suy nghĩ về thế giới luôn là mối quan tâm của các bậc cha mẹ. Biết được cảm xúc và suy nghĩ của bé giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé yêu, đồng thời cũng giúp bé dễ thích nghi hơn với thế giới bên ngoài. Bé thường mơ thấy cái gì? Khi nhìn bạn, bé thường nghĩ gì?... Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau

Share this Post:
Nuôi dạy con

Khi bé cười, liệu bé có thật sự cười không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ngay từ khi chào đời, bé đã có khả năng thể hiện 4 cảm xúc cơ bản và thể hiện hạnh phúc là một trong những kỹ năng đó. Cũng có nhiều người cho rằng, chỉ trong quá trình giao tiếp với mọi người, bé mới học dần cách thể hiện cảm xúc của mình. Tuy nhiên, tất cả các nhà khoa học đều chắc chắn một điều rằng bé sẽ không thể nào hiểu được trò đùa hay tìm ra điểm thú vị trong câu nói của bạn đâu. Thế nhưng, điều này hoàn toàn không làm giảm đi mức độ “quý giá” mỗi khi bé nở nụ cười với bạn đúng không nào?

>>> Xem thêm: Bé 3 tuổi rưỡi: Suy nghĩ kỳ diệu

Phân biệt bố mẹ, chuyện nhỏ!

Theo nghiên cứu, ngay từ 3 tháng đầu tiên, bé đã có khả năng phân biệt khuôn mặt nam giới và nữ giới trong các tấm hình. Lúc này, bé cũng đã hình thành sự yêu thích với một giới tính nhất định. Đừng nhầm lẫn, đó không phải là xu hướng giới tính sau này của bé đâu.

Bật mí những suy nghĩ thú vị của trẻ sơ sinh

Bạn nên tranh thủ gần gũi hơn với bé

Đơn giản đó chỉ là cách bé thể hiện sự yêu thích của mình đối với người gần gũi với mình nhất thôi. Còn chờ gì nữa, nếu muốn mình được yêu thích hơn “anh chồng” thì bạn nên tranh thủ gần gũi con ngay đi.

>>> Xem thêm: 15 điều bạn nên biết về trẻ sơ sinh

Bé có biết tên của mình không nhỉ?

Bé có quay lại mỗi khi bạn kêu tên không? Thực ra đối với những bé từ 2-3 tháng tuổi, hành động quay lại mỗi khi có người gọi tên chỉ đơn giản là sự phản ứng của bé với âm thanh mà thôi. Bé không thực sự hiểu là bạn đang gọi tên bé đâu. Chỉ khi đến 5-6 tháng tuổi, bé mới thực sự có phản ứng rõ ràng với tên gọi của mình, bé có khả năng phân biệt những âm khác nhau trong giọng nói của bạn mặc dù chưa hiểu nghĩa của chúng lắm.

Bé có gặp ác mộng không?

>>> Xem thêm: Giúp trẻ vượt qua cơn ác mộng

Trẻ sơ sinh dành khoảng 50% thời gian ngủ của mình cho giai đoạn REM, khái niệm chỉ giai đoạn mắt cử động nhanh khi ngủ. Đây cũng chính là giai đoạn hình thành giấc mơ ở người lớn nên rất có thể khi đi ngủ, bé đang chìm mình vào trong những giấc mơ đấy. Nhưng bạn có thể yên tâm, bé sẽ không gặp ác mộng đâu. Thông thường chỉ có những bé từ 2-3 tuổi mới có khả năng gặp ác mộng khi ngủ thôi.

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: