Bầu 6 tháng nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, mỗi ngày trung bình thai nhi tăng trưởng khoảng 10gr. Bà bầu 6 tháng cần tăng khoảng 2kg. Đây là giai đoạn thai nhi đã ổn định, mẹ ăn uống ngon miệng nên rất dễ tăng cân. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp trả lời câu hỏi “Bầu 6 tháng nên ăn gì”.  

Tinh bột: Không thể thiếu!

Nhìn chung, tinh bột vẫn là nguồn năng lượng chính cho cơ thể mẹ. Trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần sự có mặt của các món như cơm, xôi, phở, khoai… là để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết. Mẹ bầu 6 tháng đang đứng trước bước ngoặt mới, khi thai nhi phát triển ngày càng mạnh mẽ để “về đích”. Chính vì thế, đừng để bị thiếu năng lượng trong lúc này, mẹ nhé.

Một số thực phẩm mẹ nên chọn:

  • Gạo lứt
  • Khoai lang
  • Khoai tây
  • Bún
  • Miến
  • Xôi
  • Nui
  • Bánh mì
  • Yến mạch…

Tuy những thực phẩm cung cấp tinh bột giữ một vai trò quan trọng, mẹ nên lưu ý, ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ tăng cân và chỉ số đường huyết trong từng loại thực phẩm. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như khoai tây, bánh mì từ bột mì trắng nên được giới hạn số lượng vừa phải.

Bầu 6 tháng nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu vì chỉ số đường huyết thấp và kèm theo nhiều vitamin, chất xơ lành mạnh

Protein giúp thai nhi tăng tốc

Để nuôi dưỡng một cơ thể đang lớn lên trong bụng mẹ, protein là một dưỡng chất không thể vắng mặt. Những thực phẩm giàu protein lành mạnh mà mẹ bầu cần bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Trứng
  • Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành
  • Đậu phụ

Mẹ nên hạn chế các loại thịt, cá màu đỏ mà nên ưu tiên thịt, cá màu trắng vì chúng ít chất béo hơn.

Muốn khỏe đẹp, đừng quên vitamin và khoáng chất

Không gì tốt hơn rau củ và các loại trái cây trong việc duy trì vẻ đẹp của làn da, mái tóc, đồng thời tăng cường sức miễn dịch cho mẹ. Vitamin và các chất khoáng dồi dào trong nhóm thực phẩm này chính là chìa khóa cho vẻ đẹp và sức khỏe của mẹ. Đồng thời, thai nhi cũng cần những dưỡng chất thiết yếu này trong quá trình phát triển.

Những thực phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu ở tháng thứ 6:

  • Củ dền
  • Bắp cải
  • Măng tây
  • Cải bó xôi
  • Bí đỏ
  • Cà tím
  • Cà chua
  • Cải thìa
  • Đậu bắp
  • Dưa leo
  • Súp lơ xanh
  • Cải xoăn
  • Rau muống
  • Đậu đũa
  • Bầu
  • Bí đao
  • Tía tô
  • Mồng tơi
  • Nấm
  • Cherry
  • Chuối
  • Nho
  • Kiwi
  • Táo
  • Bưởi
  • Cam
  • Ổi
  • Dâu
  • Mận…

Bên cạnh rau củ, mẹ cũng có thể uống sữa và ăn các món làm từ sữa như yogurt, phô mai… để bổ sung đồng thời protein, canxi và các vitamin, khoáng chất khác.

Một lượng nhỏ chất béo giúp cân bằng dinh dưỡng

Đây là giai đoạn mẹ bầu tăng cân nhanh nên việc cung cấp mỡ, chất béo cũng cần được chọn lọc. Mỗi bữa ăn nên bao gồm 1 muỗng nhỏ chất béo lành mạnh từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu cải hoặc quả bơ. Mẹ có thể dùng dầu thực vật để trộn salad hoặc dùng trong các món chiên, xào.

Lưu ý, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều chất béo dẫn đến khó tiêu và táo bón. Táo bón còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.

Bầu 6 tháng nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Bổ sung chất béo khi mang thai: Cần sự cẩn thận!
Lo lắng về cân nặng nên rất nhiều mẹ bầu nói "Không" tuyệt đối với các loại thực phẩm giàu chất béo. Nhưng thực tế, bầu chỉ nên tránh loại chất béo "xấu" và nên tăng cường bổ sung các loại chất béo "tốt"

Dinh dưỡng đi đôi với sinh hoạt lành mạnh

Không chỉ cần chọn lựa kỹ các loại thực phẩm, bà bầu 6 tháng cũng cần để tâm hơn đến chế độ sinh hoạt của mình. Khi làm việc, mẹ nên xen kẽ những khoảng thời gian dành cho việc nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ nên đi lại, hít thở sâu để thư giãn sau khi tập trung làm việc khoảng 1-2 giờ liên tục. Hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm phù nề và nhức mỏi cho mẹ.

Chia nhỏ bữa ăn là một lưu ý khác mà mẹ cần nhớ. Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 5 đến 6 bữa, trong đó, 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa phụ đều cần đảm bảo có thành phần dinh dưỡng lành mạnh.

Bụng bầu 6 tháng đã khá lớn, mẹ cần chú ý đến hoạt động của cở thể, tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động.

Khi mang thai, mẹ nên tránh vận động mạnh và các việc nặng như khiêng, vác đồ vật, những hoạt động đòi hỏi phải rướn người…

Một số bác sĩ cũng khuyên mẹ bầu tháng thứ 6 tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.

Mẹ bầu cũng cần tránh để cho cơ thể bị lạnh quá mức, dễ gây co thắt tử cung

Để phòng nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2 lít/ ngày. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, xúc rửa đường tiểu nên bệnh ít xảy ra.

Nên đi giày bệt và mềm, tránh đứng lâu và đi lại nhiều dễ gây phù nề chân, đau lưng.

Bầu 6 tháng nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu nên làm gì?
Sang tháng thứ 6, bạn trông sẽ nặng nề hơn trước rất nhiều. Da sẽ khô hơn và những vết rạn cũng bắt đầu khiến bạn bực mình. MarryBaby sẽ mách cho bạn vài điều nên làm trong giai đoạn này nhé!

Mẹ đang chuẩn bị bước vào chặng cuối của hành trình mang thai! Rất nhanh, mẹ sẽ lại thay đổi câu hỏi “bầu 6 tháng nên ăn gì” bằng “bầu 7 tháng nên ăn gì”, vì mỗi nấc thang trong hành trình này lại đưa ra những đòi hỏi và yêu cầu khác nhau. Ngay lúc này, mẹ đã cần chuẩn bị dần cho những bước cuối cùng trước khi về đích. Tiếp tục chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng để tiếp sức cho bản thân là điều vô cùng quan trọng!

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: