Bé bị nghẹn: Nguy hiểm khó lường

Mẹ có biết nếu không được cấp cứu kịp thời, sau 3 phút bị nghẹt thở, não của bé sẽ để lại di chứng suốt đời? Nguy hiểm hơn, nếu sau 5 phút, bé có thể đối mặt với nguy cơ bị tử vong. Thông thường, nghẹt thở do sặc thức ăn hoặc nghẹn các dị vật là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Bất cứ thứ gì nhỏ hơn cục pin đại, bao gồm các mẩu thức ăn đều có thể gây nghẹn cho các bé sơ sinh và các bé đang tập đi. Thông thường, khi 3 tuổi, bé mới đủ lớn để nhận thức nguy hiểm và ít có khả năng bị mắc nghẹn hơn. Cho tới khi đó, ba mẹ nên cố gắng giữ các vật nhỏ ngoài tầm với của bé. Nếu cần, mẹ có thể lên một danh sách những vật mà bé phải tạm thời “tránh xa”. Với trí tò mò của một đứa trẻ, những thứ như kẹo, sỏi, đồng xu, pin…rất dễ hấp dẫn bé “nếm thử”. Và hậu quả thì mẹ cũng biết rồi đấy!

Một số lưu ý có thể giúp phòng chống nguy cơ làm bé bị nghẹn

Cho bé ngồi khi ăn: Nhóc quậy nhà bạn có thường chạy nhảy lung tung trong khi ăn không? Nếu vậy, mẹ nên cẩn thận vì khả năng bé bị mắc nghẹn sẽ cao hơn rất nhiều đấy! Vì vậy khi ăn, mẹ nên cho bé ngồi đàng hoàng trên bàn ăn. Nếu như bé có hơi chút khó chịu vì cảm giác “tù túng”, mẹ có thể ngồi cùng bé khi bé ăn và trò chuyện hay làm trò cho bé vui, bé sẽ ít đứng dậy và chạy loanh quanh hơn.

Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ: Khi con bạn đã có thể nhai tốt, mẹ có thể thử cho bé các mẩu thức ăn chỉ nhỏ hơn một hạt đậu. Bất cứ thứ gì lớn hơn vậy sẽ ít an toàn hơn khi cho bé ăn bởi đường hô hấp của bé còn nhỏ và bé vẫn đang học cách nuốt.

Nấu, nạo hoặc nghiền nát thức ăn cứng, đặc biệt là trái cây và rau củ cứng như cà rốt và táo.

Tránh các loại hạt: Thông thường, chỉ khi 5 tuổi, trẻ mới có thể tự ăn các loại hạt một cách an toàn. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại hạt. Bánh ngô, kẹo, nho cũng có thể là nguyên nhân gây nghẹn cho bé.

Giữ các vật nhỏ xa khỏi tầm với của trẻ: Vì tò mò, trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy những vật bất thường và cho vào miệng.. Mẹ nên kiểm tra xem sàn nhà có vật nhỏ nào không bằng cách cúi xuống theo cùng chiều cao của trẻ và tìm kiếm xung quanh.

Bé bị nghẹn: Nguy hiểm khó lường

Mẹ nên cho đồ chơi và những vật dụng nhỏ vào “danh sách đen” của bé.

• Cho bé chơi đồ chơi bền và chắc chắn, tránh xa những đồ chơi có các phần nhỏ, dễ gãy hay có bề mặt giòn. Kiểm tra xem đồ chơi của bé có bị bung bông, lỏng vít hay nút không.

Giữ đồ chơi của các bé nhỏ và của các bé lớn hơn trong các thùng riêng biệt: Dặn dò các bé lớn để các loại đồ chơi nhỏ của chúng như lego, quần áo búp bê, các hột tròn, bộ phận xe hơi… tránh xa tầm với các bé nhỏ.

>>> Xem thêm: Cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Ba mẹ có thể tham khảo thêm các cách sơ cứu khi trẻ bị nghẹn. In chúng ra và dán lên chỗ nào thuận tiện, dễ thấy như tủ lạnh chẳng hạn.

Đặc biệt, các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sẽ dễ bị mắc nghẹn hơn nếu các bé gặp một khuyết tật nào đó như bại não hay động kinh, thiểu năng trí tuệ, hen suyễn mãn tính hoặc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Nếu bé bị các trường hợp trên, mẹ có thể gặp bác sỹ để được tư vấn cách chống nghẹn cho bé.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: