Bé bị ọc sữa: Nỗi lo thường ngày của mẹ

Trong giai đoạn sơ sinh, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu và bé có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, nếu lại được mẹ đặt nằm nghiêng sau đó, bé rất dễ bị ọc sữa. Làm gì để hạn chế tình trạng này mẹ nhỉ?

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Làm gì khi con bị ọc sữa?

Mẹ có thể thử những cách sau để giúp bé thoải mái hơn, tránh để con bị ọc sữa sau khi bú:

– Chia nhỏ thời gian cho bú sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và giữ cho núm vú cao su luôn đầy sữa tránh để bé bú hơi tạo cảm giác “no giả”.

Bé bị ọc sữa: Nỗi lo thường ngày của mẹ

Cho bú không đúng cách là nguyên nhân khiến nhiều bé bị ọc sữa

Nếu đã cố gắng thử những cách trên nhưng kết quả không mấy khả quan, mẹ nên đưa trẻ tới khám để tìm hiểu nguyên nhân làm bé thường xuyên bị ọc sữa. Ọc sữa đi kèm với một số biểu hiện khác thường có thể là dấu hiệu của một số bênh như: hẹp thực quản, hẹp tá tràng, một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi…

Bé bị ọc sữa: Nỗi lo thường ngày của mẹ

Tắc tia sữa: Nỗi khổ của mẹ cho con bú
Tắc tia sữa quả là nỗi khổ lớn lao của bất cứ mẹ nào nuôi con bằng sữa mẹ. Tình trạng căng tức, đau nhức làm sao để cải thiện? Mẹo để thông sữa cho con bú? Mẹ có thể tìm thấy thông tin hữu ích ngay sau đây!

Ọc sữa kèm theo co giật hay vặn mình trong lúc ngủ là triệu chứng thường gặp ở những trẻ bị thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, điều này lại thường xuyên bị các mẹ bỏ qua. Theo thống kê, hằng năm, có hàng trăm trẻ gặp phải tình trạng này.

2/ Làm gì khi bé bị nôn trớ

Khi cho bé bú mẹ hoặc bú bình, nuốt là phản xạ tự nhiên của các bé. Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ cho con bú nhiều hơn lượng sữa khoang miệng bé có thể nuốt, bé sẽ bị nôn ói, do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé bú từ từ, không để bé bú quá no. Đặc biệt, sau khi cho con bú 15 phút, mẹ mới nên để bé nằm xuống.

Bé bị ọc sữa: Nỗi lo thường ngày của mẹ

Chuyện sinh nở tác động thế nào đến việc cho con bú?
Trong quá trình sinh nở, cơn đau đẻ dường như làm mẹ mất kiểm soát trong mọi chuyện. Làm sao đảm bảo tinh thần thoải mái để tạo điều kiện cho con bú tốt nhất sau này? Thuốc gây mê, gây tê hay kích sinh sử dụng trong lúc mẹ vượt cạn ảnh hưởng thế nào đến nguồn dinh dưỡng của con? Mẹ tham khảo...

Đối với bé bú bình, nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình, tránh tình trạng bé nuốt không khí vào bụng. Trường hợp này sẽ giảm dần và có thể mất hẳn khi bé lớn lên. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Tuy nhiên, nếu thấy bé nôn kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật …mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Các biểu hiện trên có thể là dấu hiệu liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa …

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Tại sao bé hay nôn trớ?
  • Bé bị nôn trong giai đoạn tập ăn dặm

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: