Bé mọc răng có ảnh hưởng đến việc cho con bú?

Những bà mẹ sinh con đầu lòng thường thắc mắc liệu việc bé mọc răng có ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không. Câu trả lời là “có”, nhưng quan trọng hơn cả là cách bạn xử lý những khó chịu do mọc răng mang đế

Share this Post:
Nuôi dạy con

Băn khoăn lớn nhất của các mẹ có lẽ là các bé mọc răng sẽ thích cắn. Nhiều bà mẹ thậm chí còn nghĩ đến việc cai sữa khi con đến giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, điều này không hề có lợi cho bé. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên kéo dài đến khi bé tròn 1 tuổi hoặc lâu hơn. Vậy mẹ nên xử lý những vấn đề mình đang băn khoăn như thế nào?

Bé mọc răng có ảnh hưởng đến việc cho con bú?

Cho con bú trong các thời điểm bé đang mọc răng, bạn sẽ cần áp dụng một số bí quyết để giảm khó chịu cho bé và cho chính mình

Cho bé bú đúng cách

Bất kể là bé mọc răng hay không, khi cho bé ngậm vú mẹ đúng cách, miệng bé sẽ mở rộng và phần lợi sẽ cách xa quầng vú. Trong lúc đó, răng hàm dưới của bé sẽ được che bởi phần lưỡi và không tiếp xúc trực tiếp với bầu ngực của mẹ. Như vậy, bé sẽ không cắn mẹ. Nhưng nếu bé chỉ ngậm phần đầu ngực thì khả năng cắn mẹ do ngứa lợi sẽ dễ xảy ra.

Chú ý thời điểm bé mọc răng

Các bà mẹ có kinh nghiệm đều thấy rằng, thử thách thường xảy ra vào lúc bé đang mọc răng chứ không phải khi những chiếc răng đã lú hẳn ra. Thực chất, vì trong quá trình mọc răng, bé thường cảm thấy khó chịu và đôi khi, bé sẽ muốn tự thay đổi tư thế bú mẹ để giảm bớt sự khó chịu ở những vùng lợi đang sưng vì mọc răng. Để giảm khó chịu cho chính mình, các bà mẹ nên chú ý đến thời điểm bé mọc răng. Hãy duy trì việc cho con bú đúng tư thế. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo để giảm khó chịu trong những thời điểm này:

Trước khi cho bé bú:

  • Cho bé nhai khăn vải ướp lạnh hay một món đồ chơi chuyên dùng cho trẻ mọc răng để bé thỏa mãn cảm giác muốn nhai, cắn.
  • Nếu con bạn đã bắt đầu ăn thức ăn thì có thể cho bé gặm một món ăn có độ cứng và ướp lạnh như bánh mì nướng hay một miếng trái cây đông lạnh. Tuy nhiên, với bất kỳ lựa chọn nào bạn cũng nên chú ý để bé không bị hóc, nghẹn.
  • Bạn có thể dùng ngón tay để massage vùng lợi của bé
  • Dùng thuốc giảm đau cho bé. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đưa ra quyết định này.

Trong lúc cho con bú:

  • Hãy thử điều chỉnh các tư thế cho con bú khác nhau và đảm bảo rằng bé thực sự cảm thấy thoải mái.
  • Đảm bảo cho bé ngậm vú mẹ đúng cách để giảm khó chịu cho cả mẹ và bé.
  • Mẹ có thể đặt ngón tay vào miệng của bé trước khi kết thúc cữ bú để bé không cắn phải môi hay lưỡi của mình khi rời khỏi núm vú mẹ.

Sau khi bé bú:

  • Rửa sạch đầu ngực với nước mát
  • Sử dụng kem bôi ngực dành cho các mẹ đang cho con bú để giảm đau rát và các vấn đề hác như nứt cổ gà.

Phải làm gì khi bé thích cắn?

Thỉnh thoảng, các bé đang mọc răng sẽ cắn mẹ khá đau. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho con bú đúng cách, đỡ trọng lực của bé trên cánh tay hoặc gối cho con bú. Bạn có thể cân nhắc việc vắt sữa và cho con bú từ bình hoặc cốc uống khi đến thời kỳ mọc răng.

Bé mọc răng có ảnh hưởng đến việc cho con bú?

Bé hay cắn: Thói quen này phải trị ra sao?
Ở tuổi tập đi, bé thường hay "tấn công" những người xung quanh với bộ hàm của mình. "Nạn nhân" có thể là mẹ hoặc những người xung quanh. Hành vi này có bất thường không và mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Cùng tìm câu trả lời với MarryBaby nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: