Bí quyết giữ ấm cho trẻ vào ngày lạnh

Những ngày mùa đông gió rét, giữ ấm cơ thể cho trẻ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ. Làm thế nào để đảm bảo cơ thể con luôn được giữ ấm, không bí bách và có thể bảo vệ con chống lại những căn bệnh của ngày lạnh. Mẹ hãy lưu ý một số điều sau:

Share this Post:
Nuôi dạy con

1. Làm thế nào để giữ ấm con vào ban đêm?

– Nhiệt độ phòng phù hợp

Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào hoặc gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.

Giữ phòng ở nhiệt độ phù hợp cũng là yếu tố giúp bé giữ gìn sức khỏe và ngủ ngon. Bạn có thể sử dụng máy sưởi trong phòng ngủ của bé để giữ ấm phòng khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Tuy nhiên, cần lắp đặt thiết bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phòng sao cho phù hợp, tránh để nhiệt độ quá ấm. Đồng thời, các thiết bị máy sưởi cần được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Cũng cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một thau nước nhỏ đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.

Bí quyết giữ ấm cho trẻ vào ngày lạnh

Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của trẻ nên rất chăm chút cho con mình. Tuy nhiên, sự chăm sóc thái quá lại phản tác dụng đấy!

– Quần áo ấm áp nhưng thoải mái

Nhiều bà mẹ đã chọn cách đóng kín cho con bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và bé dễ viêm phổi. Ở một mức độ nào đó, ủ ấm quá mức còn khiến trẻ bị đột tử.

Mẹ cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt ở mức độ tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày, bí quá và nên chọn các trang phục bằng sợi tự nhiên, mềm, giúp da “thở” được như chất liệu cotton,… Những bộ áo liền quần hay đồ body sẽ là chọn lựa ưu tiên cho ngày đông vì có thể đề phòng việc bé bị hở bụng. Cũng tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể gây nguy hiểm cho bé.

– Chọn túi ngủ an toàn, phù hợp

Với tấm trải giường hay chăn mền của bé nên chọn những chất liệu giữ ấm mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng. Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài.

Nhưng với bất kỳ chiếc tủi ngủ nào bạn cần để ý đến độ dày và sự vừa vặn của túi. Túi không nên rộng quá hay hẹp quá vì hẹp quá khiến bé khó chịu, bí bách, túi rộng quá thì bé dễ lọt sâu vào trong túi không an toàn. Nên chọn túi không có những lợi lông nhỏ tránh trường hợp bé có thể hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Đồng thời, trẻ sơ sinh luôn “khua tay múa chân”, dễ thụt lùi xuống nhưng không biết cách trườn lên lại nên mẹ có thể chọn loại túi ngủ cho bé được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay.

Bí quyết giữ ấm cho trẻ vào ngày lạnh

Thao tác hồi sức mà các mẹ có con nhỏ cần biết
Dù các bậc phụ huynh đã hết sức cẩn thận và cảnh giác, nhưng với trẻ nhỏ, chỉ một phút lơ là, nhiều tai nạn nguy hiểm không mong muốn vẫn có thể xảy ra như bị hóc dị vật, ngạt nước, ngộ độc, sốc phản vệ,… Vì vậy, việc trang bị kiến thức và kỹ năng về hồi sức tim phổi đặc biệt hữu ích khi trẻ gặp...

2/ Mẹo nhận biết bé đang quá nóng hoặc quá lạnh

Mẹ cần đảm bảo con mình không bị lạnh hay bị nóng quá mức bằng cách thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng đang ngủ. Nếu sờ lưng thấy trẻ ra nhiều mồ hơi, có nhiều hơi nóng hoặc tóc bị ướt, bạn nên cởi bớt chăn hoặc quần áo. Ngược lại, nếu sờ bụng của trẻ mà thấy lạnh thì phải đắp thêm chăn vào.

Không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

3/ Những lưu ý mẹ cần tránh làm gì khi giữ ấm cho trẻ

– Không nên đội mũ ấm đi ngủ vì đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Thế nên, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

– Không nên dùng đệm nước ấm hay chăn điện đặt dưới chỗ nằm của bé nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Nên nhớ trẻ dưới 2 tuổi vẫn chưa thể tự điều chỉnh được thân nhiệt của mình.

Không nên đặt bé ngủ cạnh hoặc trực tiếp với những thứ phát ra nhiệt vì bé rất dễ bị bỏng và có nguy cơ xảy ra cháy nổ gây nguy hiểm cho trẻ. Để an toàn, bạn nên để lò sưởi xa nôi, cũi của bé. Ngoài ra, hãy giữ cho khu vực xunh quanh máy sưởi được gọn gàng, cách xa đồ chơi hay quần áo cũng như các vật dễ cháy khác.

Không nên dùng loại chăn quá nặng đắp vì trẻ nhỏ dưới một tuổi có thể chết ngạt do chăn nặng phủ lên khuôn mặt. Bên cạnh đó, những loại chăn này cũng ủ nhiệt rất cao, dễ gây tình trạng quá nóng đối với bé khi ngủ.

Bí quyết giữ ấm cho trẻ vào ngày lạnh

Mang gì cho bé khi ra ngoài trời đông?
Những ngày đông đến, tiết trời se se lạnh thật thích. Cha mẹ nào chẳng muốn dạo phố, mua sắm hoặc du lịch ngắn ngày. Nhưng khi có bé thì sao? Có nên cho con theo cùng không? Bé ở trong ngôi nhà với 4 bức tường chắn gió cùng chăn bông và lò sưởi ấm áp, ra đường phố lạnh thế này, con có chịu nổi...

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

  • Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi vào mùa đông
  • Giữ ấm cho bé khi trời lạnh

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: