Bước chân đầu tiên trên đường đời

Tập đi là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất của bé cưng. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng đủ kiến thức để giúp con vượt qua giai đoạn này an toàn. Dưới đây là 7 điều mẹ nên lưu ý khi bé bắt đầu những bước chân đầu tiên trên đường đời.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Bước chân đầu tiên trên đường đời

Tùy vào sự phát triển của cơ và xương, thời gian tập đi của từng bé cũng sẽ khác nhau

1/ Mỗi bé biết đi một thời điểm

Thông thường, bé cưng bắt đầu chập chững biết đi khi bé được 13 tháng tuổi. Thỉnh thoảng cũng có những bé biết đi sớm hơn, khi mới 9 – 10 tháng. Mỗi bé khác nhau sẽ bắt đầu tập đi ở thời điểm khác nhau.

2/ Ba giai đoạn trước khi bé tập đi

– Ngồi: Khi được 6 tháng tuổi, cơ bắp tay chân đã sẵn sàng để bé tập ngồi.

– Chống tay và đứng dậy: Các nhóc có thể làm được hành động này khi được 10 tháng tuổi.

– Đứng vịn ghế: Lúc bắt đầu, hầu hết các bé sẽ sử dụng một điểm tựa để giữ thăng bằng cho cơ thể. Đó có thể là bất cứ thứ gì bé có thể tựa vào để đứng dậy. Lúc này, mẹ nên đặc biệt chú ý để giữ an toàn cho con.

Bước chân đầu tiên trên đường đời

Bé có đang lo lắng thái quá?
Mẹ có biết căng thẳng hay lo lắng là những rào chắn vô hình sẽ ngăn cản bé tương tác với thế giới xung quanh? Cùng MarryBaby xem qua những điều sau để biết thêm về nỗi lo lắng của bé và giúp bé tìm ra giải pháp khắc phục nhé!

3/ Chậm biết đi có ảnh hưởng gì?

Mỗi bé có một sự phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng khi con bạn chậm biết đi hơn những bạn đồng lứa. Chưa có một bằng chứng nào chỉ ra rằng trẻ biết đi muộn sẽ kém thông minh hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, nếu nhóc nhà bạn đã 16 tháng tuổi mà vẫn chưa chịu đi, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ.

4/ Nhân tố ảnh hưởng đến việc tập đi của bé

Trọng lượng: Những nhóc thừa cân sẽ bắt đầu biết đi chậm hơn, do bé phải đối mặt với vấn đề giữ thăng bằng nhiều hơn những bé khác.

– Nhiễm trùng tai: Nghe có vẻ không liên quan nhưng thật ra, nhiễm trùng tai làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của bé. Từ đó, làm bé khó có thể đứng vững và đi lại hơn.

Anh chị em: Những nhóc có anh chị em và hay “theo đuôi” anh chị của mình thường biết đi nhanh và vững hơn. Do các nhóc này thường bắt chước hành động của anh chị mình và lúc nào cũng mong muốn nhanh biết đi để được chơi chung với mọi người.

Bước chân đầu tiên trên đường đời

Khi thấy điều gì thú vị, nhiều bé sẽ bò thay vì đi, vì như vậy sẽ… nhanh hơn

5/ Thỉnh thoảng, bé lại bò

Đôi khi đang đi, trẻ lại chuyển sang bò mà không có bất kỳ lý do nào? Bé cưng của bạn có như vậy không?

Thật ra, trong giai đoạn mới bắt đầu tập đi, bé có thể không phân biệt được việc bò và đi. Vì vậy, khi thấy một việc gì thú vị, bé sẽ chuyển sang bò. Như vậy sẽ nhanh chóng “tiếp cận” mục tiêu hơn là đi.

Bước chân đầu tiên trên đường đời

Dùng xe tập đi cho bé sớm, lợi bất cập hại
Việc sử dụng xe tập đi vì các lý do xe tập đi có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cũng như làm bé có nguy cơ bị biến dạng xương chân.

6/ Nên để bé bắt đầu với “chân đất”

Đầu tiên, bạn nên tập cho con đi trên sàn nhà và không mang giày. Như vậy, bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn một chút, mẹ mới nên cho con đi lại bằng giày. Chú ý nên chọn loại giày có chất liệu co giãn tốt.

7/ Sử dụng xe tập đi không làm bé biết đi nhanh hơn

Với mong muốn con mình nhanh biết đi, nhiều mẹ rất hào hứng chọn xe tập đi cho bé cưng. Thật ra, việc sử dụng xe tập đi không làm bé biết đi nhanh hơn. Quá trình biết lẫy, trườn, bò, đi…tùy thuộc vào sự phát triển cơ, xương của mỗi bé. Thậm chí, việc cho bé sử dụng xe tập đi có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ, xương của bé cưng.

>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

  • Khi nào bé có thể ngồi xe tập đi?
  • Mua xe tập đi cho bé

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: