Cách nấu bột ăn dặm cho bé đúng chuẩn

Đến tuổi ăn dặm, chắc chắn mẹ sẽ rất hào hứng khi tự tay chuẩn bị thức ăn cho con. Tuy nhiên, việc bắt đầu nấu ăn cho bé có thể biến thành thử thách khó khăn cho rất nhiều mẹ. Để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể tham khảo cách nấu bột ăn dặm cho bé dưới đây.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Phần lớn các bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm thông qua những món xay, nghiền hoặc các món bột. Một chén bột được nấu đúng cách không chỉ giúp bé cảm thấy hứng thú với việc nếm đồ ăn mà còn giúp con bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng quan trọng. Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng. Mẹ đã chuẩn bị sẵn những món ăn cho bước khởi đầu này? Cùng tham khảo cách nấu bột ăn dặm thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé, mẹ nhé!

Cách nấu bột ngọt cho bé

Nhằm giúp bé dễ dàng làm quen với thức ăn, mẹ nên bắt đầu khởi động bằng những món bột ăn dặm ngọt, với nguyên liệu chủ yếu là trái cây hoặc rau cùng bột gạo. Việc chuẩn bị cũng như cách thức thực hiện các món ăn ngọt rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Bí quyết chung cho các món bột này là: Rau củ cần hầm nhừ, xay nhuyễn; Bột gạo mịn, loãng vừa phải và không bị lợn cợn.

  • Mẹ nên nấu riêng rau củ, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn trước khi trộn chung với phần bột gạo.
  • Nếu nấu bột bằng gạo nguyên hạt thì mẹ nên nấu thành cháo, sau đó cà nhuyễn hoặc xay nhuyễn.
  • Nếu chọn nguyên liệu là bột gạo, mẹ nên bắt đầu khuấy bột ngay khi nước còn lạnh, để lửa vừa đến khi bột sôi và chín rồi mới trộn thêm phần rau củ, trái cây đã xay nhuyễn.
  • Không nêm nếm thêm gia vị, vì trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé nên làm quen với hương vị tự nhiên của rau củ. Việc ăn gia vị cũng có thể gây hại cho thận của bé.

    Cách nấu bột ăn dặm cho bé đúng chuẩn

    Những loại bột mịn, nhuyễn có vị hơi ngọt là lựa chọn lý tưởng để khởi đầu việc ăn dặm

Gợi ý cho mẹ: Bột bí đỏ ngọt mềm

Nguyên liệu

Bột gạo: 20gr; Bí đỏ: 30gr; Sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức): 15ml; Dầu ăn, nước

Cách làm

  • Bước 1: Bột dùng để nấu mẹ có thể tự làm bằng cách lấy một ít gạo có thể là gạo tám hoặc gạo lức nhưng lưu ý không nên dùng gạo nếp vì dễ gây khó tiêu. Sau đó vo thật sạch, để cho ráo nước rồi bắt đầu rang cho khô, cuối cùng xay thành bột. Hoặc, dùng gạo để nấu cháo cho thật nhừ rồi ray hay dùng thìa đánh lên cho mịn là có thể sử dụng được.
  • Bước 2: Bí đỏ sau khi đã sơ chế và rửa sạch bạn mang đi hấp hoặc cho vào nồi luộc (hấp sẽ giúp bí đỏ giữ được nhiều chất và không ngậm nước như khi luộc). Sau khi chín thì hãy tán đều hay cho vào máy xay xay nhuyễn.
  • Bước 3: Cho 20gr bột gạo vào nồi với khoảng 200ml nước lạnh (không dùng nước sôi vì sẽ gây vón cục), từ từ dùng đũa đánh tan bột gạo, mở bếp, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay đến khi bột sánh lại là được. Cho thêm phần bí đỏ vào, khuấy đều.
  • Bước 4: Khi bột đã vừa chín tới, bạn cho thêm 1 ít dầu ăn, tắt bếp và cho sữa vào. (Để điều chỉnh độ đặc hoặc loãng của bột bạn có thể cho thêm nhiều hoặc ít sữa). Cuối cùng, bạn đã có một chén bột bí đỏ và sữa thơm ngon cho bé cưng.

Khi muốn thay đổi khẩu vị cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé ngoài sữa, mẹ vẫn có thể áp dụng công thức trên nhưng thay vì dùng bí đỏ bạn có thể dùng những loại rau củ khác như: Khoai lang, cà rốt, khoai tây, bí ngòi, súp lơ xanh, rau chân vịt…

Cách nấu bột ăn dặm cho bé đúng chuẩn

Ăn dặm kiểu Nhật: Thực đơn cho trẻ 5-6 tháng tuổi
Mỗi ngày một lần, thực đơn ăn dặm của bé sẽ bắt đầu với một muỗng nhỏ cháo loãng, sau đó sẽ tăng dần số lượng khi bé quen dần. Còn gì nữa nhỉ? Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ có gì đặc biệt? Tham khảo ngay mẹ nhé!

Cách nấu bột ăn dặm mặn

Sau khi đã làm quen dần với việc ăn dặm, mẹ bắt đầu nấu cho bé thêm nhiều món bột mặn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời, bước này giúp bé khám phá thêm nhiều khẩu vị mới.

Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể thêm từ 10 đến 20gr thịt, cá, trứng hay tôm vào bột ăn dặm. Những món bột mặn thích hợp với bé từ 7 tháng trở lên và mẹ có thể kết hợp vào đó nhiều loại rau củ, quả để tạo ra những hương vị thơm ngon.

  • Thịt cần xay nhuyễn và nấu chín mềm.
  • Bột nên nấu mịn, không quá loãng. Mẹ có thể bắt đầu gia tăng độ lợn cợn cho bé.
  • Rau củ nên chuyển sang mài nhỏ, nghiền thay vì xay nhuyễn.

Gợi ý cho mẹ: Bột thịt thơm phức

Nguyên liệu

Bột gạo: 20gr; Thịt nạc: 10gr; Rau xanh: 10gr; Dầu ăn và nước dùng

Cách làm

Bước 1: Để có bột gạo bạn hãy làm theo cách hướng dẫn trên.

Bước 2: Thịt, rau xanh sau khi đã rửa sạch với nước bạn hãy xay thật nhuyễn.

Bước 3: Dùng 20gr bột gạo hòa với nước lạnh và thịt xay, trộn đều hỗn hợp cho tan rồi bắt lên bếp đun nhỏ lửa. Nhớ vừa đun vừa khuấy đều tay để bột không bị cháy.

Bước 4: Sau khi đã đun được khoảng 3-5 phút thì tiếp tục cho dầu ăn và rau xanh vào. Nêm nếm sao cho vừa ăn đợi đến khi sôi lại hãy tắt bếp.

Nhằm làm tăng thêm sự phong phú cho thực đơn ăn dặm của bé mẹ nên thay đổi các nguyên liệu nấu khác nhau như: Thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cá thu, cá hồi… và các loại rau củ khác nhau để luân phiên.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé đúng chuẩn

Tập cho bé ăn dặm: Lưu ý chi tiết cho từng giai đoạn
Chỉ trong vòng 6 tháng ngắn ngủi, việc tập cho bé ăn dặm sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn, mẹ lại cần lưu ý những điểm khác biệt để giúp con làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, đón nhận nhiều hương vị phong phú vào "thế giới vị giác" của mình.

Nguyên tắc chung khi cho bé ăn dặm

Độ tuổi thích hợp nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm là khi bé 6 tháng tuổi. Việc ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh vì vậy bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Tuy nhiên, trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc không thích hợp với sữa công thức thì có thể cho bé ăn dặm sớm hơn vào lúc 4 tháng tuổi.

Ăn dặm cần bắt đầu từ loãng cho đến đặc, ăn ngọt cho đến mặn. Khi mới ăn dặm chỉ nên cho ăn 1 bữa trong ngày, chủ yếu vẫn phải bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên. Khi được 7 tháng tuổi trở lên có thể tăng thêm số lần ăn 2 bữa/ngày.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non yếu vì vậy, khi nêm nếm đồ ăn mẹ tuyệt đối không cho nhiều nước mắm hoặc muối.

Khi cho con ăn dặm bạn cần kiên nhẫn, nên cho con ăn từ từ từng ít một cho đến nhiều. Không quá nôn nóng mà bắt ép trẻ phải cố ăn dẫn đến tâm lý sợ hãi khi đến giờ ăn.

Ngoài việc ăn dặm mẹ vẫn phải cung cấp cho bé từ 600-800ml sữa mỗi ngày. Thường xuyên kiểm tra cân nặng của bé để biết bé phát triển có tốt hay không.

Với cách nấu bột ăn dặm trên mẹ không cần tốn nhiều công sức mà chỉ cần thay đổi nguyên liệu theo nhu cầu của bé. Ngay lập tức bé sẽ có món bột vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: