Cách nhận biết chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Bạn thấy bé con cứ nghịch ngợm và chạy nhảy không ngừng ư? Liệu có phải bé đã mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) không?

Share this Post:
Nuôi dạy con

Dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Một đứa bé mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) sẽ khó có thể hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, ngay cả những công việc đơn giản nhất. Dĩ nhiên chúng ta biết rằng khả năng tập trung của các bé ở tuổi tập đi rất kém, tuy nhiên, những bé mắc chứng tăng động sẽ tìm kiếm một hoạt động khác ngay cả khi bé chưa bắt đầu hoạt động hiện tại. Bé sẽ có không đủ kiên nhẫn để ngồi nghe ngay cả là một câu chuyện ngắn hay quậy một cốc sữa.

Một dấu hiệu khác là các bé mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ khá kém trong việc nghe theo những chỉ dẫn của người khác hoặc xử lý thông tin nếu so với độ tuổi của bé.

Cách nhận biết chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tăng động giảm chú ý không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học của trẻ

Các bé tăng động giảm chú ý cũng thường nói không ngừng và mục đích duy nhất của bé là vì muốn được nói, thế thôi. Chúng ta đều biết bọn nhóc thường rất thích đặt câu hỏi, chúng có thể hỏi liên tục không chán, đặc biệt là câu hỏi “Tại sao?”. Tuy nhiên, những câu hỏi này được đặt ra bởi sự tò mò hoặc vì muốn được người lớn chú ý, trong khi các bé tăng động giảm chú ý chỉ tập trung vào việc nói và nói, về bất cứ chủ đề gì chúng nghĩ ra, do đó, các bé này có thể lặp đi lặp lại một điều mà không có bất cứ mục đích nào.

Chứng tăng động giảm chú ý cũng khiến bé di chuyển không ngừng như nhảy từ trên giường hoặc cầu thang xuống đất, xoay vòng vòng, thường có vẻ bồn chồn, lo lắng,… nói chung là bé không thể nào ngồi yên một chỗ. Đây là dấu hiệu điển hình của tăng động giảm chú ý. Trong khi các trẻ khác cũng có thể nghịch ngợm và chạy lung tung, nhưng các bé cũng thích được đi đây đi đó như đi ra ngoài để thăm ông bà, đi chơi công viên và bé có thể ngồi yên để được thưởng. Trong khi đó, bất kể ở đâu và trong hoàn cảnh nào, các bé tăng động giảm chú ý thường chỉ thích di chuyển xung quanh và không quan tâm đến những vấn đề khác.

Tăng động giảm chú ý cần được theo dõi trong thời gian dài

Đa số các trường hợp trẻ em được chẩn đoán tăng động giảm chú ý (ADHD) thường sau 7 tuổi. Các dấu hiệu của hội chứng này cần được theo dõi trong một thời gian dài để nhận biết được đâu là những vấn đề kéo dài, ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ để xác định có phải trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không. Có nhiều đứa trẻ rất nghịch khi còn nhỏ nhưng trở nên trầm hơn khi đến tuổi đi học. Điều đó cho thấy không phải đứa trẻ nào hay loay hoay, chạy nhảy cũng mắc chứng tăng động giảm chú ý.

Tuy nhiên, sự thiếu tập trung chú ý của bé có thể ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bé, cản trở bé tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Do đó, nếu nghi ngờ con mắc chứng tăng động giảm chú ý, đừng đợi đến khi con 7 tuổi mà nên đưa con đi khám bác sĩ càng tốt để hạn chế tối đa tác động không tốt của tình trạng này lên trẻ.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: