Cách xử lý khi trẻ em bị ngã đập đầu

Té ngã và va chạm là cách mà con trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh. Mẹ không thể cấm bé đùa nghịch, vậy điều tốt nhất mẹ có thể làm là hạn chế nguy cơ bị tổn thương cho bé bằng cách sắp xếp đồ vật trong nhà, học cách đối phó với trường hợp bé bị va đập mạnh.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Nên làm gì khi bé bị ngã đập đầu?
Trước tiên, bạn cần tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng. Đôi khi đó là cách bé học hỏi về xung quanh. Bạn nên chườm túi đá vào chỗ bị thương trong khoảng 20 phút để giảm sưng. Để bé không phản ứng quá mạnh khi bị chườm túi đá lạnh, bạn nên cho bé ăn hoặc làm bé xao nhãng với một hoạt động khác.

Trong trường hợp bé bị thương nghiêm trọng và mất ý thức, gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bé ngừng thở, trước tiên hãy hô hấp nhân tạo hoặc sơ cứu trong hai phút, sau đó gọi cấp cứu.

Nói chung, bạn cần gọi cho bác sĩ nếu bé có biểu hiện bất thường sau khi bị cụng đầu. Bạn biết rõ bé của mình nhất, vậy nên hãy làm theo linh cảm và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ vết thương có tác động mạnh tới bé.

Một vài dấu hiệu khiến bạn nên gọi cho bác sĩ ngay: bé nôn, đột ngột khó chịu hoặc bối rối, buồn ngủ hoặc chóng mặt, khóc hoặc hét lên trong một khoảng thời gian dài, có một vết sưng lớn, một vết cắt sâu liên tục chảy máu, một vết bầm tím ở sau tai, một khu vực mềm khác thường trên da đầu, trên người bé xuất hiện những điểm màu đen và màu xanh không rõ lý do, lòng trắng của mắt có máu tụ, miệng, mũi, hoặc tai chảy máu hay dịch trong suốt hoặc hơi hồng.

Cách xử lý khi trẻ em bị ngã đập đầu

Nếu bé khóc thét trong thời gian dài hãy gọi ngay cho bác sĩ

Làm sao để tránh các tổn thương đầu nghiêm trọng?
Rất khó để ba mẹ có thể ngăn được chuyện bé bị ngã đập đầu hoặc va đập mạnh vào bề mặt rắn. Vẫn có một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo:

• Gắn chặt những đồ nội thất không vững chắc vào tường, để những chiếc đèn bàn khỏi tầm với của bé.

• Theo sát bé khi bé trèo lên đồ đạc trong nhà

• Gắn miếng đệm vào các góc nhọn của đồ nội thất và các miếng chống trượt dưới các tấm thảm chùi chân.

• Để mắt đến bé khi bé đang ở trên ghế hoặc trong xe đẩy. Dùng đai giữ bé cố định nếu có thể nhưng nhớ là không được phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.

• Hạ thấp đệm của bé ngay khi bé đứng trong cũi.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: