Cho bé ăn bánh Trung Thu, liệu có tốt?

Bạn có thường mua bánh Trung Thu để biếu người quen làm quà không? Nếu có, hẳn việc lựa một chiếc bánh Trung Thu ngon không còn là một điều quá khó với bạn nữa. Tuy nhiên, việc mua và cho bé ăn bánh Trung Thu đúng cách như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo bài viết sau đây để không làm con “bội thực” mùa Trung Thu này nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Với tâm lý mỗi năm chỉ có một mùa Trung Thu nên nhiều mẹ chiều con, mỗi khi con đòi thường cho con ăn hết cả cái bánh. Thật ra, việc “ngốn” hết một cái bánh như vậy hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé đâu. Đối với các bé biếng ăn, việc ăn bánh nhiều như vậy khiến bé mất cảm giác đói và thèm ăn. Khi đến bữa chính, bé sẽ có xu hướng bỏ bữa. Điều này không tốt một chút nào hết! Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu không thể thay thế được cho một bữa ăn hàng ngày.

>>> Xem thêm: Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

Đối với các bé vốn đã hơi mập mạp một chút, việc ăn nhiều bánh Trung Thu có thể trở thành một nguy cơ rất lớn. Nhiều mẹ nghĩ rằng một chiếc bánh Trung Thu không đáng bao nhiêu nên cho bé ăn khá thoải mái. Bạn có biết là một các bánh Trung Thu chứa rất nhiều năng lượng không? Tính trung bình một chiếc bánh dẻo có hơn 800 kcal tương đương với năng lượng của 2 tô bún thịt nướng mang lại, còn một chiếc bánh nướng thập cẩm 2 trứng thì chứa hơn 1000 kcal tương đương với 2 tô phở. Lượng bột đường trong một chiếc bánh dẻo tương đương với gần 4 chén cơm trong khi bánh nướng là 2,5 chén. Đường trong bánh Trung Thu lại chủ yếu là đường hấp thu nhanh, vì vậy nếu ăn quá nhiều bánh bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Cho bé ăn bánh Trung Thu, liệu có tốt?

Một chiếc bánh nướng chứa rất nhiều năng lượng

Nhiều năng lượng như vậy nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu hoàn toàn không có giá trị. Ngoại trừ một ít chất béo có trong hạt điều, hạt dưa trong chiếc bánh nướng là chất béo không no có chút giá trị dinh dưỡng thì lượng chất béo còn lại trong thịt mỡ, gà… đều là những chất béo có hại cho cơ thể. Lượng chất đạm có trong bánh nướng khá cao nhưng lại là đạm động vật, nếu bảo quản không đúng cách lại còn có thể gây ngộ độc cho bé. Bạn cũng đừng quá mong chờ các thành phần bào ngư, vi cá… có trong bánh sẽ mang lại cho bé một loại chất dinh dưỡng nào. Những thành phần đó chủ yếu để gia tăng thêm hương vị cho chiếc bánh mà thôi. Hàm lượng vitamin trong bánh Trung Thu thật ra cũng không nhiều lắm, lại bị mất đi trong chế biến nên cũng không còn lại bao nhiêu.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé cùng chuyên gia

Ăn bánh Trung Thu có thể không mang lại lợi ích cho sức khỏe bé nhưng nó lại là một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ của bé. Hơn nữa, việc cho bé ăn thử những thức ăn mới cũng làm cho khẩu vị bé đa dạng hơn nhiều. Khi cho bé ăn bánh, bạn nên để ý một chút những điều sau đây nhé!

– Chỉ cho bé ăn một phần nhỏ sau bữa ăn, khoảng 1/8 cái bánh thôi nhé! Đối với những bé béo phì, nên giới hạn lượng ăn trong ngày và phải bớt khẩu phần ăn trong ngày của bé lại. Nếu không bớt phần ăn, bạn cũng có thể tăng lượng thời gian tập thể dục của bé lên một chút.

– Các chất bảo quản trong bánh không có lợi cho sức khỏe của bé vì vậy bạn nên chọn loại ít có thành phần bảo quản sẽ tốt hơn.

– Nên chọn những loại bánh có nguồn gốc rõ ràng, tên hiệu nhà sản xuất, ngày tháng sản xuất…được in rõ ràng.

– Vì lượng đường trong bánh khá nhiều nên khi cho bé ăn bánh xong, bạn nên nhắc con đi súc miệng để tránh bị sâu răng nhé!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: