Cho bé ăn dặm: "Hô biến" thực phẩm loãng thành đặc

Không chỉ thực phẩm sau khi rã đông mà ngay cả thực phẩm lần đầu chế biến, nếu không biết cách, mẹ cũng khó bảo đảm được độ đặc loãng như mong muốn. Đó là vấn đề thường gặp của rất nhiều bà mẹ khi cho bé ăn dặm. Để xử lý tình trạng này, MarryBaby mách mẹ vài tuyệt chiêu nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trong những lần đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ sẽ khó lòng đảm bảo thức ăn sau khi xay nhuyễn đạt độ đặc, loãng như ý. Đặc biệt, đa số thực phẩm đông lạnh sau khi rã đông thường có xu hướng trở nên loãng hơn so với lúc ban đầu. Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này, nhưng mẹ đã biết cách nào an toàn và bảo đảm nhất cho bé cưng? Tham khảo ngay nhé!

Cho bé ăn dặm: "Hô biến" thực phẩm loãng thành đặc

Sau khi rã đông, thực phẩm thường khó đạt độ đặc, loãng như mong muốn của mẹ

Thực tế, không có cách làm nào được cho là đúng hay sai trong việc biến thức ăn lỏng thành đặc. Tuy nhiên, do thực phẩm sau khi rã đông thường bị ra nước nên lúc này thức ăn sẽ trở nên loãng hơn so với lúc trước khi đông lạnh. Do đó, việc làm cho thức ăn đặc hơn sau khi ra đông sẽ khả thi hơn.

1/ Nhận biết những thực phẩm dễ bị loãng khi rã đông

Những món tự làm từ bí đao hay lê thường bị ra nhiều nước sau khi rã đông nên sẽ loãng hơn rất nhiều so với lúc vừa mới xay xong. Đông lạnh sẽ làm thay đổi cấu trúc tế bào của nhiều loại thực phẩm và đây chính là nguyên nhân khiến cho cấu trúc của những thực phẩm này sau khi đông lạnh rồi rã đông trở nên khác biệt so với ban đầu. Dưới đây là một số loại thực phẩm như thế:

  • Việt quất
  •  Xoài
  • Dưa (dưa lưới, dưa lê…)
  • Đu đủ
  • Đào
  • Mận
  • Bí đao
  • Cà tím

2/ “Hô biến” thực phẩm từ loãng sang đặc hơn cho bé ăn dặm

Tùy theo độ loãng đặc của thực phẩm sau khi xay nhuyễn và rã đông, mẹ có thể thêm một số “sản phẩm hỗ trợ” sau đây để điều chỉnh độ loãng đặc của món ăn cho phù hợp với độ tuổi của bé. Không chỉ an toàn, đây còn là lựa chọn dinh dưỡng cho bé. Đừng bỏ lỡ nhé!

  • Sữa chua
  • Chuối
  • Phô mai tươi/ Phô mai cottage (loại phô mai được làm từ sữa đã tách kem)
  • Lòng đỏ trứng: luộc chín kỹ hay trứng khuấy, khuấy liên tục lòng đỏ trứng trong quá trình chiên/hấp)
  • Mầm lúa mì
  • Đậu hũ
  • Bột ngũ cốc trẻ em (tự làm hay loại bột ăn liền hay các loại bánh dành cho trẻ ăn dặm)
  • Đậu lăng hay rau củ như đậu hòa lan, đậu tây (nấu chín và xay nhuyễn)
  • Khoai lang
  • Khoai tây

Cho bé ăn dặm: "Hô biến" thực phẩm loãng thành đặc

Cho bé ăn dặm: Bật mí bí quyết từ chuyên gia
Không chỉ gây khó khăn cho bé, ăn dặm cũng khiến nhiều mẹ lao đao vì mệt mỏi, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu. Bạn đang gặp phải vấn đề gì khi cho bé ăn dặm? Cùng MarryBaby vượt qua giai đoạn "khởi đầu nan" này một cách ngoạn mục nhờ những bí quyết từ chuyên gia dưới đây nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: