Cho con ăn dặm đúng lúc mới là mẹ hay!

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm? Nếu mẹ không cho con ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm, bé sẽ rất dễ bị mắc chứng biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng.

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Mẹ đã có thể tập cho bé ăn dặm  vào lúc bé 4-6 tháng tuổi khi bé đã sẵn sàng. Lúc này, dưỡng chất từ sữa mẹ và sữa công thức vốn vẫn cung cấp đủ dưỡng chất và calorie cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của bé. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh phải đến tháng thứ 6 mới có thể tiếp nhận những loại thức ăn thể rắn khác ngoài sữa. Tuy nhiên, dù bé nhà bạn có vẻ rất háu ăn và sẵn sàng thử món ăn dặm lúc 4 tháng tuổi, mẹ vẫn nên cho con bú đến hết 6 tháng đầu.

Cho con ăn dặm đúng lúc mới là mẹ hay!

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
Mẹ đã từng nghe qua phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa? Phương pháp này được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công.

2/ Dấu hiệu bé con đã sẵn sàng tập ăn dặm

-Trẻ đã có thể tự kiểm soát chuyển động của đầu và cổ. Bé có thể giữ cổ thẳng đứng và quay  qua, quay lại linh hoạt.

-Trẻ có thể ngồi tốt khi được hỗ trợ. Mẹ nên sắm cho bé ghế ngồi ăn, bởi khi nuốt thức ăn tốt nhất bé nên ngồi thẳng.

-Miệng và lưỡi của bé phát triển đồng bồ với hệ tiêu hóa. Để làm quen với thức ăn, bé phải học được cách dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong, sau đó nhai và nuốt. Khi nuốt đúng cách, bé sẽ chảy dãi. Mẹ có thể cho bé thử một ít chuối chín bào nhuyễn hoặc sữa chua.

-Hầu hết các bé sẵn sàng tập ăn dặm khi trọng lượng của bé tăng đáng kể, gấp đôi so với trọng lượng lúc vừa sinh ra. Thông thường là khi bé khoảng 7kg.

-Trẻ luôn bày tỏ sự thèm ăn khi thấy người lớn ăn uống, hoặc không cũng tỏ thái độ rất tò mò và luôn muốn thử khi mẹ cho phép.

-Trẻ luôn cảm thấy đói dù vẫn bú đủ lượng sữa như hằng ngày, hoặc đôi khi bú nhiều hơn nhưng vẫn luôn đòi ăn.

3/ Bước đầu tiên khi giới thiệu thức ăn đặc cho bé

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn rắn sang dạng đặc để bé tập ăn. Sau đó, từ từ chuyển sang thức ăn thể rắn hơn. Trẻ tập ăn dặm cần cả một quá trình. Thực phẩm tốt nhất để bắt đầu bao gồm khoai tây, khoai lang, bí đỏ, táo, chuối, đào, lê, xay nhuyễn.

Cho con ăn dặm đúng lúc mới là mẹ hay!

10 siêu thực phẩm ăn dặm cho trẻ
Ngoài sữa, bé đang rất háo hức được giới thiệu những món mới nhiều hương vị và kết cấu khi đến độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đừng chỉ đặt tiêu chí dễ “gặm” lên hàng đầu, thay vào đó chọn món vừa dễ ăn lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé. 10 siêu thực phẩm cho trẻ ăn dặm được các bác sĩ và...

Đầu tiên, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa. Sau một thời gian, mẹ có thể cho bé thử 1-2 muỗng cà phê thức ăn rắn xay nhuyễn, chẳng hạn như ngũ cốc trộn với sữa công thức và sữa mẹ. Mẹ nên dùng muỗng nhựa, mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé. Bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng.

Nếu bé thờ ơ và không buồn ăn thức ăn từ thìa, mẹ nên để bé ngửi và nềm một ít trước khi muốn bé hợp tác ăn dặm. Tập ăn 1 lần/ngày, vào bất cứ thời điểm nào, nhưng đừng chọn lúc bé đang mệt hoặc cáu kỉnh. Trẻ có thể ăn rất ít trong thời gian đầu, vì vậy mẹ nên cho trẻ thời gian để trải nghiệm và làm quen. Việc tập giữ thức ăn, nhai và nuốt vẫn còn quá mới với trẻ.

Một khi đã quen với chế độ ăn uống mới, bé sẽ sẵn sàng cho 1-2 thìa thức ăn rắn xay nhuyễn mỗi ngày. Nếu bé chịu ăn ngũ cốc hoặc cháo hạt vữa, mẹ có thể dần dần tăng độ đặc, sau đó tăng độ rắn, và thêm nhiều loại thức ăn mới.

4/ Làm thế nào mẹ biết rằng bé đã no?

Trẻ ở độ tuổi nào cũng ăn theo nhu cầu, tùy vào tâm trạng, có hôm bé sẽ ăn nhiều, hôm bé lại ăn ít. Tốt nhất mẹ đừng nên kỳ vọng quá nhiều và ép bé ăn hết khẩu phần cho bằng được. Khi thấy bé ngả lưng vào ghế, quay đầu đi nơi khác và bắt đầu ngậm thức ăn, nghịch muỗng, không chịu mở miệng, đó là dấu hiệu cho thấy bé đã no và không muốn ăn nữa. Đôi khi bé ngậm miệng ngay từ miếng đầu tiên, mẹ nên kiên nhẫn, bé cần thời gian lâu để nhai kỹ và nuốt.

5/ Mẹ vẫn phải cho bé bú đều đặn

Chỉ khi tròn một tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong năm đầu đời. Dù là sữa mẹ hay sữa công thức, cả hai đều cung cấp những vitamin quan trọng, cùng rất nhiều sắt và protein ở dạng đơn giản, dễ tiêu hóa. Thực phẩm đặc và rắn không thể bổ sung đủ cho bé những dưỡng chất cần thiết trong năm đầu tiên.

6/ Mách mẹ cách  tập cho bé ăn món mới

Khi bắt đầu giới thiệu món mới, mẹ phải đợi ít nhất 3 ngày để bé làm quen, sau đó mới tiếp tục tập cho bé ăn món khác. Hơn nữa, qua cách này, mẹ sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cho bé. Dấu hiệu thường là tiêu chảy, nôn mửa, sưng phù khuôn mặt, thở khò khè hoặc phát ban. Nếu gia đình bạn đã từng có tiền sử bị dị ứng, rất có thể bé con cũng vậy.

Tư vấn ý kiến của bác sĩ nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng về quy trình giới thiệu thực phẩm cho bé. Để bảo đảm an toàn, mẹ không nên cho bé tập ăn những món dễ gây dị ứng ngay từ những ngày đầu tiên như đậu nành, trứng, lúa mì, cá và các loại hạt.

Mỗi bé có một khẩu vị riêng, nhưng hầu hết đều theo quy trình sau:

-Ăn thức ăn xay nhuyễn hoặc nửa lỏng nửa đặc.

-Ăn thức ăn nghiền.

-Bắt đầu ăn thức ăn thái miếng nhỏ và tự cầm tay ăn.

Tất cả em bé sinh ra đều có sở thích vô cùng với đồ ngọt, vì vậy những loại trái cây mềm, không gây hóc hay nghẹn, mẹ có thể cho bé tập ăn ngay từ đầu. Không nhất thiết phải theo bất kỳ thứ tự nào, bạn cũng nên loại một số thực phẩm lành mạnh ra khỏi thực đơn của bé chỉ vì nghĩ rằng mình không thích và có thể bé sẽ không thích.

Đừng ngạc nhiên khi thấy phân của bé đổi màu, mùi, khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể cho bé tập uống nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ em. 6 tháng tuổi, bé đã có thể uống khoảng 60-120ml nước mỗi ngày tùy nhu cầu.

7/ Ăn dặm bao nhiêu lần một ngày là đủ?

Cho con ăn dặm đúng lúc mới là mẹ hay!

Trái cây là thực phẩm cần thiết trong thời gian đầu tập ăn dặm của bé

Vào khoảng thời gian bắt đầu, bé có thể ăn 1 lần/ngày. Khoảng 8 tháng, bé đã có thể ăn 2-3 lần/ngày. Chế độ ăn uống lý tưởng cho trẻ 8 tháng tuổi như sau:

-Sữa mẹ hoặc sữa công thức để tăng cường chất sắt.

-Ngũ cốc giúp tăng cường chất sắt.

-Các loại trái cây, rau củ có màu vàng, cam, xanh.

-Một lượng nhỏ protein từ thịt gia cầm, đậu hũ, thịt.

Mật ong là thực phẩm mẹ nên tuyệt đối không cho bé thử trong năm đầu đời, bởi nó có thể gây ngộ độc.

8/ Mẹ cần chuẩn bị gì để tập ăn dặm cho con?

Một chiếc ghế tập ăn, muỗng nhựa không chứa BPA, mềm dẻo vừa đủ để không gây tổn thương cho hệ răng nướu của bé, bát đĩa nhựa, ly nhựa cho bé tập cầm uống nước.

Để chế biến thức ăn cho con, mẹ cần máy xay, đồ nghiền thức ăn. Mẹ có thể cần cả hộp đựng thức ăn đông lạnh phân theo khẩu phần cho bé trữ trong tủ lạnh. Không đâu xa, khay đựng đá có thể được tận dụng để chứa thịt, cá xay chia theo từng bữa, bọc giấy bảo quản và trữ trên tủ đông.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: