Chuẩn bị mang bầu ở độ tuổi 20-29 (Phần 1)

Share this Post:
Chuẩn bị mang thai

Giai đoạn lý tưởng nhất để mang thai
Về mặt sức khỏe, tuổi đôi mươi là thời gian mang thai thuận buồm xuôi gió nhất. Các chuyên gia sản khoa cho biết, ở độ tuổi 20 mẹ có khoảng 300.000 trứng, trong số này có 300 trứng sẽ trưởng thành và rụng trong kỳ nguyệt san. Chất lượng trứng sẽ giảm theo độ tuổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: lối sống, bệnh tật, mức độ hòa hợp vợ chồng, nguy cơ tiếp xúc với các độc tố từ môi trường sống và tình trạng lão hóa.

Điều các bà mẹ trẻ lo ngại
Liệu trứng của mình có bình thường không nhỉ? Tinh trùng của bố vẫn khỏe mạnh phải không? Mất bao lâu thì mình mới thụ thai được?

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp nhất của bất kỳ bà mẹ tương lai nào. Tất nhiên, lo lắng là điều tự nhiên và mẹ sẽ cần đặt câu hỏi nếu đã làm tất cả những điều cần thiết mà vẫn chưa có thai.

Cơ hội thụ thai mỗi tháng là khoảng 30% ở độ tuổi 20, 20% ở độ tuổi 30 và 5% ở tuổi 40. Tuy nhiên, việc thụ thai có thành công hay không còn phụ thuộc vào sức khỏe của tinh trùng và tử cung chứ không chỉ là vấn đề của một quả trứng tốt.

Chuẩn bị mang bầu ở độ tuổi 20-29 (Phần 1)

Độ tuổi 20 được xem là hoàn hảo nhất về mặt sức khỏe để có thai

Ảnh hưởng của căng thẳng thần kinh
Tuổi hai mươi là giai đoạn bận rộn nhất trong cuộc đời. Mẹ có một sự nghiệp để phấn đấu, các mối quan hệ xã hội và hàng tá nhiệm vụ khác cần sắp xếp. Trong khi đó, mẹ lại muốn có thêm một em bé vào lúc này! Nhưng yên tâm đi, mẹ không phát điên được đâu.
Khi chúng ta lớn tuổi hơn, trạng thái căng thẳng có thể làm giảm ham muốn tình dục dẫn đến tình trạng chậm có con, còn độ tuổi hai mươi lại là giai đoạn các nàng thường vui vẻ và ham thích khám phá cuộc sống nhất.

Mẹ hãy cố gắng tận hưởng giai đoạn này và chăm sóc thể chất cũng như tâm trí của mình nhé. Công việc sẽ không gặp vấn đề gì nếu mẹ đang ăn uống lành mạnh và không uống rượu bia, hút sách thường xuyên.

Danh sách việc cần chuẩn bị khi mang thai
Dưới đây là 7 điểm cơ bản sẽ tối đa hóa cơ hội mang thai của mẹ:
• Nắm rõ chu kỳ nguyệt san vì đây là một dấu hiệu bên ngoài điển hình cho thấy khả năng mang thai và là nguồn thông tin dồi dào cho mẹ
• Chế độ ăn uống lành mạnh – hạn chế ăn nhiều đường mẹ nhé
• Không hút thuốc
• Không chè chén say sưa
• Đến khám bác sĩ phụ khoa nếu mẹ bị rối loạn kinh nguyệt
• Cảnh giác với bệnh lây qua đường tình dục
• Thực hành một liệu pháp nào đó chẳng hạn như phương pháp châm cứu để nuôi dưỡng sức khỏe

(còn tiếp)

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: