Chuẩn bị sinh con: Chuẩn bị tài chính như thế nào?

Share this Post:
Chuẩn bị mang thai

Khi bạn cùng chồng (hoặc vợ) quyết định có con thì có khá nhiều việc bạn cần làm trước khi thực hiện thiên chức cao cả này:

Giải quyết nợ nần: Hãy kiểm tra tài chính gia đình và giải quyết nợ nần trước khi chuẩn bị sinh con. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới còn nợ những khoản chi phí cho đám cưới, tiền mua nhà, trang trí nội thất… Nên giải quyết các khoản nợ trước khi chuẩn bị sinh con, nếu không, gia đình bạn sẽ càng khó xoay trở hơn khi có thêm thành viên nữa.

Dự phòng tài chính cho thành viên mới: Sau khi đã giải quyết nợ nần, hai vợ chồng bạn cần lên kế hoạch để dành tiền tiết kiệm để chuẩn bị đón thành viên mới. Những chi phí bạn phải chuẩn bị đó là:

  • Khám thai và sinh đẻ: Khi có em bé, bạn sẽ phải đến bệnh viện thường xuyên để theo dõi thai kỳ, xem em bé nhà bạn phát triển thế nào, ngoài ra, chi phí nằm viện khi sinh sẽ rất tốn kém. Nếu chọn khám và sinh con ở những bệnh viện lớn, bệnh viện quốc tế thì chi phí sẽ càng mắc hơn.

Chuẩn bị sinh con: Chuẩn bị tài chính như thế nào?

Chuẩn bị tốt vấn đề tài chính trước khi sinh con bạn sẽ không phải lo lắng nhiều việc phát sinh sau đó

  • Quần áo, chi phí thuốc men cho mẹ: Khi bạn mang thai, cơ thể bạn phát triển nhanh chóng, những bộ quần áo thường mặc giờ không còn thích hợp. Bạn phải thay đổi toàn bộ kích cỡ cho quần áo, đôi khi chân bạn sưng lên và bạn cũng phải thay giày dép mới. Rồi thuốc men bác sĩ đã kê toa để bổ sung sắt và canxi cho bạn. Ngoài ra, bạn cần được quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng hơn trong việc ăn uống, vì nó cần thiết cho sự phát triển của bé yêu nhà bạn. Đừng để những khoản lặt vặt này làm ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai của bạn.
  • Quần áo và vật dụng cá nhân cho bé: Nếu là con đầu lòng, bạn sẽ phải sắm sửa từ A-Z, từ quần áo, vớ tay vớ chân, tã, khăn bông, chăn mền, bình sữa… Hàng trăm thứ linh tinh khác. Những thứ này tưởng như chẳng tốn bao nhiêu tiền nhưng thực tế, khi cộng chúng lại, bạn sẽ không khỏi bất ngờ vì chúng chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách của bạn.
  • Sữa cho con: Chi phí sữa được tính riêng vì bạn cần phải lên kế hoạch tài chính lâu dài. Vì sữa của bé không thể thay đổi liên tục, nhiều bé khi đổi sữa sẽ không chịu uống hoặc không hợp sữa. Vì thế, hãy nghĩ xem tài chính của bạn đến đâu, để khi bắt đầu mua sữa, nên chọn loại mà bạn có thể cho bé uống lâu dài.
  • Dự phòng bất trắc, bệnh tật: Đây chỉ là khoản dự phòng thêm, nhưng không thể không có. Vì nhiều bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng nhiều bé vừa sinh ra đã bệnh. Kéo thêm chi phí phát sinh sẽ rất lớn, nên tốt nhất bạn cần dự phòng trước.
  • Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản: Điều này cũng khá quan trọng đấy, vì nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm thì thu nhập sẽ đảm bảo hơn là một mình chồng bạn phải rối tinh trong một đống chi phí như: tiền điện, nước, điện thoại, chi phí ăn uống cho cả nhà, chi phí phát sinh như đám sá… Mọi thứ đều phải được chuẩn bị chu đáo.

Nếu chỉ ngồi và nhìn những khoản liệt kê này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm và ngại có con. Nhưng nếu lên kế hoạch và có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm thêm một số khoản như: Khám thai và sinh đẻ bằng bảo hiểm y tế, quần áo của bạn và em bé bạn cũng có thể xin lại của một số người thân quen, vì thật ra, đồ cũ được giặt giũ nhiều lần sẽ mềm và mát hơn đồ mới. Hoặc khi đến ngày sinh, bạn cũng có lương được trợ cấp từ bảo hiểm xã hội… Nếu trừ ra, bạn sẽ thấy giảm được một khoản chi phí đáng kể. Bạn cũng nên nhớ rằng, ngoài vấn đề tài chính thì vấn đề chuẩn bị sức khỏe khi mang thai cũng quan trọng không kém trước khi chuẩn bị sinh con.

Hạnh Phan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: