Chuyện ăn uống của bé 8-10 tháng có gì mới?

Tuy chưa phức tạp như người lớn, nhưng vấn đề ăn uống của các bé 8-10 tháng tuổi cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Bé có thể ăn nhiều món hơn, khẩu phần cũng nhiều hơn hẳn. Cùng MarryBaby cập nhật những thay đổi trong nhu cầu dinh dưỡng của các bé 8-10 tháng tuổi để chăm con tốt hơn, mẹ nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Sự thay đổi của các nhóc 8-10 tháng tuổi

Ở giai đoạn 8-10 tháng tuổi, việc ăn dặm cho bé sẽ có một số thay đổi nhỏ. Các bé sẽ không còn “mặn mà” với chuyện ăn uống cho lắm vì những mối bận tâm khác, thú vị hơn như nghịch với chú mèo con hay nhâm nhi tờ giấy bé vừa tìm được… Do đó, nếu thấy con hơi lười ăn, mẹ hãy thông cảm hơn nhé!

Bé cũng sẽ không thích thức ăn quá mịn và việc đút ăn bằng thìa nữa. Thay vì vậy, việc tự bốc từng miếng nhỏ thức ăn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Mẹ có thể cho bé ăn trái cây, rau củ, mì hoặc chế biến một số loại thức ăn cho phù hợp với sự phát triển của bé.

– Mì ống, rau củ và trái cây nên được nấu chín mềm và có thể dủng nỉa để nghiền nát thức ăn. Đặc biệt, với chuối mẹ chỉ nên nghiền nhỏ mà không cần nấu chín.

– Thịt và các loại thực phẩm chứa đạm như lòng đỏ trứng cần được nấu chín và xay nhuyễn hay lợn cợn.

Hơn nữa, cho đến khi bé được 12-18 tháng, răng hàm của các bé vẫn chưa mọc đầy đủ. Hoạt động nhai nhuyễn thức ăn lúc này sẽ do nướu đảm trách, vì thế thức ăn của bé cần đủ mềm để nhai mà không làm tổn thương nướu.

Chuyện ăn uống của bé 8-10 tháng có gì mới?

Răng chưa xuất hiện đủ nên việc ăn uống của bé vẫn phải “nhờ cậy” nhiều vào nướu

2/ Ăn dặm cho bé 8-10 tháng: Chọn thực phẩm như thế nào?

Ngũ cốc và các loại hạt: Hãy thử trộn những loại hạt mà bé đã từng ăn và không có bất kỳ phản ứng gì để làm thành một món mới cho bé. Khi bé có thể ăn được thực phẩm mềm nhuyễn nhưng còn lợn cợn nhiều, mẹ có thể tập cho bé làm quen với bánh mì và bánh muffins . Và mì ống sẽ là món ăn bốc lý tưởng cho bé ở giai đoạn này.

Trái cây: Bé đã có thể ăn nhiều loại trái cây hơn, chẳng hạn: bơ, mơ, táo, chuối, việt quất, dưa lưới, nho, kiwi, xoài, mận khô, đu đủ, đào, lê, mận, hồng, bí ngô. Bạn cũng có thể kết hợp nhiều loại trái cây cho bé tập ăn. Sau 8 tháng, bé đã có thể ăn trái cây tươi chín mà không cần phải chế biến.

– Rau củ: Món rau củ luộc sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bé tập ăn bốc. Hãy thử trộn đều các loại rau củ với nhau hoặc thêm một ít phô mai bào sợi vào sẽ tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho món salad rau củ. Xào hay nướng một ít hành hay ớt chuông rồi thêm vào món ăn của bé hay cho bé bốc ăn đều được.

– Chất đạm: Mẹ có thể bổ sung đạm cho bé thông qua các loại thịt, cá, lòng đỏ trứng, đậu hủ…

Chế phẩm từ sữa: Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé ăn thêm phô mai và sữa chua. Tuy nhiên, mẹ nên tránh không để cho bé ăn các loại phô mai chưa tiệt trùng, có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

3/ Khẩu phần ăn của bé 8-10 tháng tuổi

8 – 10 tháng tuổi, bé đã có thể tự bốc ăn và thức ăn của bé lúc này sẽ đặc và lợn cợn hơn. Lượng thức ăn bé tiêu thụ tuy ít hơn nhưng lại chất lượng hơn. Bé sẽ ăn 3 bữa mỗi ngày và giữa các bữa sẽ có 1-2 lần ăn nhẹ.

Tuy nhiên cũng có bé chỉ ăn được 1 bữa mỗi ngày và điều này là bình thường. Mẹ không nên quá áp lực về số lượng bữa ăn của bé. Điếu quan trọng cần làm là quan sát các dấu hiệu đói bụng của bé và cố gắng lên lịch 3 bữa mỗi ngày cho bé. Mỗi bữa ăn của bé nên cân bằng các nhóm dinh dưỡng: rau củ, trái cây, đạm và ngũ cốc. Đồng thời đảm bảo được bé bú đủ nhu cầu sữa mẹ/ sữa công thức trong ngày.

Chuyện ăn uống của bé 8-10 tháng có gì mới?

Dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi: 9 món cấm kỵ
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tập ăn dặm và khám phá thế giới món ăn đa dạng ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé, mẹ nên tránh 9 món sau để giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: