Dầu ăn cho bé ăn dặm: Bắt đầu với dầu ô-liu, tưởng dễ mà khó

Ngay từ khi còn là bào thai, dầu ô-liu đã đóng một vai trò nhất định trong chế độ ăn của mẹ bầu để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Tới giai đoạn trẻ ăn dặm, chọn dầu ô-liu là dầu ăn cho bé ăn dặm cũng là một sáng kiến thú vị thêm hương vị cho món ăn của bé.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Dầu ăn cho bé ăn dặm chủ yếu được chiết xuất từ thiên nhiên và đảm bảo tính an toàn trong nấu nướng để giữ được dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Dầu ô-liu được nhiều mẹ tin dùng hơn cả vì chứa nhiều thành phần tốt cho trí não của bé.

Dầu ăn cho bé ăn dặm: Bắt đầu với dầu ô-liu, tưởng dễ mà khó

Thêm chút dầu ô-liu vào cháo ăn dặm không chỉ tăng hương vị mà còn bổ sung dưỡng chất

Giá trị dinh dưỡng của dầu ô-liu

Theo nghiên cứu loại dầu ô-liu chứa vitamin A là chất chống ô-xy hóa, bảo vệ thai phụ khỏi nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian mang thai. Đây cũng là loại vitamin giúp đôi mắt của bé khỏe mạnh từ trong bụng mẹ. Hàm lượng chất béo omega cao, đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện cân nặng, chiều cao và sự phát triển não bộ của thai nhi.

Sau khi sinh mẹ vẫn nên bổ sung dầu ô-liu vào chế độ ăn hàng ngày và nêm vào cháo cho trẻ khi tới giai đoạn ăn dặm. Một thìa canh dầu ô-liu có chứa:

  • 119 calo
  • 13,5gr chất béo
  • 2gr chất béo bão hòa
  • 1,8mg vitamin E
  • 8,1 microgam vitamin K

Sử dụng dầu ô-liu cho bé sao cho đúng cách?

Dầu ô-liu về cơ bản là tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trên thị trường cũng có rất nhiều thương hiệu lớn đầu tư dây truyền sản xuất quy mô về dòng dầu ăn này. Tuy nhiên, chuyện cho bé ăn dặm với dầu ô-liu không phải muốn là được.

Nếu thực sự băn khoăn về thời điểm cho bé ăn dặm mẹ nên trực tiếp hỏi bác sĩ dinh dưỡng. Dựa vào sức khỏe và sự phát triển của bé sẽ có những lời khuyên cụ thể. Thông thường là từ 6 tháng mẹ có thể nêm dầu ăn vào thực đơn cho bé.

Trong giai đoạn dưới 2 tuổi, tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao, mẹ có thể “thấy” trẻ lớn nhanh từng ngày, nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá cao, tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn.

Dầu ăn cho bé ăn dặm: Bắt đầu với dầu ô-liu, tưởng dễ mà khó

Tùy vào từng độ tuổi mà mẹ lựa chọn cách chế biến món ăn với dầu ô-liu cho phù hợp

Các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi trở lên có thể dùng 10ml và tối đa không quá 15ml trong một ngày, chia làm 3 bữa một ngày, mỗi bữa 5ml. Bé từ 1 tuổi trở lên, bạn có thể tăng lên 10ml một bữa nhưng không quá 30ml mỗi ngày.

Với một bát bột nhỏ cho bé mới ăn dặm thì không nên nêm quá ½ đến ¼ thìa cà phê dầu ô-liu. Nếu đã nêm dầu ô-liu thì không cần nêm thêm bơ hay phô-mai đun chảy.

Dầu ô-liu có thể dùng để chế biến cùng nhiều loại rau củ quả như khoai tây, cà rốt, bí đỏ nghiền… Khuấy đều dầu ô-liu vào món khoai lang hấp chín, dầm nhuyễn sẽ rất ngon. Nếu trẻ có thể dùng được thức ăn thô, mẹ có thể chiên, xào hay cho vào lát bánh mì để trẻ thưởng thức ngon miệng hơn.

Lưu ý, nên sử dụng dầu ô-liu sau khi đã nấu nướng. Tốt nhất là trộn cùng salad.

Với trẻ đã tròn 1 tuổi và đi học mầm non, mẹ có thể chủ động nấu các món chiên, rán với dầu ô-liu, loại dầu này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé. Cho trẻ dùng dầu ô-liu thường xuyên giúp giảm chứng táo bón ở trẻ.

Dầu ăn cho bé ăn dặm: Bắt đầu với dầu ô-liu, tưởng dễ mà khó

"Tuyển tập" cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nên trẻ sơ sinh thường hay mắc phải chứng táo bón. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bỏ túi cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc bé.

Ngoài chuyện nấu nướng, dầu ô-liu còn dùng để làm gì?

Vì sao dầu ô-liu luôn có giá thành cao hơn các loại dầu ăn khác? Bởi ngoài công dụng nấu ăn, loại dầu này còn có thể dùng:

  • Massage cho trẻ nhỏ, có tác dụng dưỡng ẩm, tái tạo lại lớp mô chết, duy trì làn da của trẻ luôn mịn màng và khỏe mạnh
  • Với những trẻ bị hăm tã, dùng dầu ô-liu thoa vào vùng da bị hăm tã cũng có thể làm dịu vùng da này
  • Sử dụng như một loại dầu gội cho trẻ em để làm giảm chứng viêm da tiết bã trên da đầu của trẻ. Sau khi gội và massage da đầu với dầu ô-liu, bạn nên gội lại một lần với dầu gội loại diu nhẹ và nước ấm. Nếu trẻ bị viêm da tiết bã da đầu nặng, bạn có thể ủ dầu ô-liu trên tóc và da đầu trẻ qua đêm.
  • Dầu ô-liu phối hợp với tinh dầu hương thảo, khuynh diệp, bạc hà, có hể dùng để xoa ngực và lưng cho trẻ nhỏ giúp làm dịu các cơn ho.

Dầu ăn cho bé ăn dặm: Bắt đầu với dầu ô-liu, tưởng dễ mà khó

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 7-10 tháng tuổi
Vẫn đóng vai trò bữa phụ, nhưng thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn 7-10 tháng tuổi đã tăng cả về chất và lượng. Mẹ có thể kết hợp nhiều nguyên liệu hơn khi chế biến món ăn cho bé

Dầu ăn cho bé ăn dặm như dầu ô-liu khá thông dụng, mẹ có thể tìm mua ở những cửa hàng bách hóa hay siêu thị, chỉ cần lưu ý về định lượng khi cho vào cháo để trẻ có thể hấp thụ tốt.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: