Dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe của bé (P.2)

Bên cạnh những dấu hiệu bệnh, một số biểu hiện như té ngã, mất nước… cũng cần được mẹ hết sức chú ý để tránh cho con khỏi những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Bất cứ lúc nào phát hiện thấy biểu hiện bất thường, mẹ nên nhanh chóng tìm đến sự tư vấn và chẩn đoán từ bác sĩ nhé

Share this Post:
Nuôi dạy con

Nốt ruồi thay đổi bất thường

Bạn nhớ theo dõi các nốt ruồi của bé nhé. Đặc biệt là những nốt ruồi bẩm sinh vì những nốt này có nguy cơ biến đổi thành nốt ruồi ác tính. Hàng tháng, bạn nên kiểm tra các nốt ruồi khi tắm cho bé. Một nốt ruồi có hình dáng bất thường, màu sắc không đồng nhất, nhô cao hơn bình thường hoặc đường viền ngoài không rõ ràng cần được kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.

Biểu hiện mất nước

Khô miệng và môi, đi tiểu ít, thóp phẳng hay lõm xuống, da khô và đàn hồi kém đều là những dấu hiệu bé bị mất nước. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị nôn và tiêu chảy. Nếu con bạn đang gặp phải tình trạng này, cần cho bé uống chất lỏng và đưa đến bệnh viện để tránh bị sốc do mất nước.

Dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe của bé (P.2)

Những ngày thời tiết oi bức và việc vui chơi, chạy nhảy nhiều dễ khiến bé bị mất nước

Dấu hiệu bệnh hô hấp

Tái xanh hay đổi màu xung quanh miệng, những hơi thở mệt nhọc, bụng và ngực phập phồng, hổn hển, những âm thanh rin rít ở mũi và khò khè trong lồng ngực… đều là biểu hiện của những căn bệnh hô hấp. Bé có thể bị hen suyễn, viêm phổi, ho gà hay viêm thanh quản. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến đường thở có thể phản ánh tình trạng dị ứng hay nghẹn.

Những dấu hiệu dị ứng

Nhiều trẻ bị dị ứng nghiêm trọng với các loại phấn hoa, thời tiết hay lông động vật. Những dấu hiệu mẹ dễ dàng nhận biết là con bị sưng lưỡi, môi hay mắt. Ngứa trên da cũng là một biểu hiện thường gặp của chứng dị ứng. Ngoài ra, bé còn có thể nôn mửa.

Bé bị ngã

Một cú ngã khi bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi có thể dẫn đến sự biến đổi trong hành vi như bị lú lẫn hay mất tập trung, nôn hoặc nguy hiểm nào cho cơ thể như gẫy xương. Trong khi đó, bé trên 6 tháng tuổi có thể kiểm soát sự cân bằng khá tốt nên những cú ngã thường chỉ khiến bé trầy chân tay một chút.

Vết rách rộng trên da

Nếu bạn đã thử biện pháp cầm máu trong vài phút mà vẫn không hiệu quả hoặc vết rách hở miệng có độ rộng đủ để nhét một miếng gạc lớn, đây là lúc cần đưa bé đi cấp cứu. Nguyên nhân gây ra vết thương này có thể là do bé bị té, ngã phải vật sắc nhọn hoặc bị động vật cắn.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: