Đau nhũ hoa có phải mang thai?

Share this Post:
Thụ thai

Khi mang thai, ngoài tâm lý thì vóc dáng của người phụ nữ cũng thay đổi nhiều. Một trong những  thay đổi đầu tiên xảy a sau khi thụ thai là thay đổi ở mô vú. Khi mang thai, hormone làm tăng lưu lương máu và những thay đổi ở mô vú làm bạn đau nhũ hoa, vòng 1 căng tức và trở nên rất nhạy cảm.

Đau nhũ hoa có phải mang thai?

Hầu hết phụ nữ khi mang thai thường gặp triệu chứng đau đầu ngực ở 3 tháng đầu thai kì. Bạn có thể thấy ngực rất nhạy cảm khi chạm vào hoặc có cảm giác căng tức đau đớn khi mặc áo ngực. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết bạn có tin vui hay không.

Đau nhũ hoa có phải mang thai?

Đau ngực có thể là dấu hiệu mang thai sớm

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa 

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khiến bạn cảm thấy nặng nề thường xuất hiện ở tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 6 của thai kỳ và kéo dài đến tháng thứ 3 do sự gia tăng của hai hormone progesterone và estrogen.

Nhiều phụ nữ gặp hiện tượng ngực mềm, đau nhức nhưng đây là hiện tượng bình thường của thai kì nên bạn không cần phải lo lắng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để bộ ngực thực hiện chức năng quan trọng sau này của chúng: Tạo sữa cho bé cưng.

Khi cấn thai, bạn sẽ thấy rõ các tĩnh mạch của các vùng da của ngực thay đổi, đồng thời nhũ hoa trở nên lớn lớn và sậm màu hơn. Sau vài tháng, quầng vú và đầu nhũ hoa bị sắc tố đậm màu hơn và lớn hơn nữa.

Ngoài ra, bạn sẽ thấy trên một số nốt sần trắng nhỏ li ti xuất hiện trên múm vú, đó là những hạt montgomery, một dạng tuyến sản sinh dầu hoàn toàn bình thường để chuẩn bị cho việc nuôi con. Đau nhũ hoa cũng là một dấu hiệu đi kèm với hiện tượng đau ngực khi mang thai, thường là một trong những dấu hiệu mang thai sớm.

Để giảm bớt khó chịu, mẹ có thể áp dụng những cách như: Tránh đụng chạm nhiều vào ngực và sử dụng áo ngực cho bà bầu loại rộng rãi, vải mềm để giúp bộ ngực bớt khó chịu.

Để khẳng định chắc chắn đau đầu tí có phải mang thai, câu trả lời còn tùy thuộc vào việc bạn có phát hiện thêm những dấu hiệu mang thai quan trọng khác như trễ kinh, ốm nghén hay quan trọng nhất là que thử thai hiện 2 vạch hay không.

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai

Cũng như tình trạng đau đầu ti, nguyên nhân làm nứt đầu nhũ hoa là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ gây ra. Thêm vào đó, sự phát triển của các lớp mô, cơ dưới bầu ngực khi mang thai khiến ngực căng giãn gây nứt, và ngứa rất khó chịu.

Với những mẹ bầu có làn da khô, vùng da nhũ hoa bị khô, chàm hoặc viêm thì cũng dễ dẫn đến nứt nẻ da giống như các vị trí khác trên cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc nứt có kèm sốt thì bầu nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Đau nhũ hoa có phải mang thai?

8 dấu hiệu mang thai sớm dễ bị bỏ qua
Không cần giác quan thứ 6, chỉ cần một chút tinh ý nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm sau, bạn cũng có thể nhận ra liệu mình có thai hay không ngay trước khi que thử thai cho kết quả

Những thay đổi của bộ ngực khi mang thai

Ngoài những thay đổi như ngực mềm, đau và căng tức, bạn cũng dễ nhận thấy những thay đổi khác của bộ ngực trong suốt thai kỳ như:

Ngực phát triển lớn hơn

Ngực phát triển lớn hơn là sự chuẩn bị cho thời kì nuôi con bằng sữa mẹ. Vào thời điểm cấn thai, bạn sẽ thấy ngực của mình thay đổi về kích cỡ, đặc biệt với những người sinh con đầu lòng thì sự thay đổi kích cỡ ngực một cách đáng kể. Lúc này các mô bên trong ngực phát triển, làm ngực của bạn lớn hơn.

Song song với ngực lớn hơn là vùng da của bạn sẽ bị giãn ra khiến bạn thấy ngứa, và có khi nếu vòng một tăng nhiều còn làm cho da bị rạn, nứt. Trong thời gian thai nghén, bạn nên chọn áo ngực chuyên dụng cho bà bầu để không làm ngực bị gò ép gây đau tức mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của mô ngực.

Ngực tiết sữa non

Tùy vào từng người mà sữa non tiết ra sớm hoặc muộn hoặc cũng có thể có người không tiết ra sữa non trong thời gian mang thai. Thường vào những tháng cuối thai kì, ở người phụ nữ nhận thấy ở ngực mình tiết ra chất lỏng, màu vàng, hoặc bạn có thể thấy một lớp màng hoặc chất đóng cục đó chính là sữa non.

Sữa non rất tốt cho trẻ nhỏ khi mới ra đời, sữa non được ví như một liều miễn dịch và bảo vệ trẻ tránh được bệnh vàng da.

Đau ngực khi mang thai lúc nào an toàn lúc nào không?

Lưu ý, cũng có rất nhiều trường hợp khi mang thai nhưng ngực không hề thay đổi. Nếu gặp trường hợp này bạn cũng không nên lo lắng vì điều này không ảnh hưởng gì đến việc nuôi con sau này của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu về bệnh lý tuyến mô (IGT) hoặc sự giảm sản của ngực. Để biết chính xác, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về trường hợp của bạn.

Không phải trường hợp đau nhũ hoa nào cũng là mang thai mà có khi đau nhũ hoa còn là dấu hiệu của nguyệt san, hiện tượng căng tức ngực trước ngày hành kinh. Để biết đau nhũ hoa có phải mang thai không, bạn có thể sử dụng que thử hoặc đến bệnh viện để được siêu âm và xét nghiệm máu đo nồng độ hormone thai nghén hCG.

Đau nhũ hoa có phải mang thai?

"Điểm mặt" 9 quan niệm thụ thai sai lầm cần tránh
Quan hệ vào buổi sáng, giơ chân cao hoặc tăng tần suất "yêu" là những kinh nghiệm tăng khả năng thụ thai được nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên, những quan niệm này có thực sự đúng? Bài viết sau sẽ giúp bạn chọn lọc những thông tin đúng đắn nhất

Đau nhũ hoa có phải mang thai? Câu trả lời chỉ chính xác khi bạn được thăm khám sức khỏe tại các cơ sở chuyên môn sản khoa. Theo mẹo dân gian thì 50-50, có thể có hoặc không!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: