Dạy con ngoan: Làm gì khi trẻ thích nói “Không”? (Phần 1)

Không ít bà mẹ đã rất bất ngờ khi bé yêu đang tuổi tập đi bỗng nhiên rất thích trả lời "Không" trước những yêu cầu của người lớn. Dưới đây là một số bí quyết dạy con nghe lời từ các bậc cha mẹ trên MarryBaby để giúp bé nhanh chóng tạm biệt từ "Không!".

Share this Post:
Nuôi dạy con

Đưa ra các lựa chọn có giới hạn
“Tôi thường cho bé lựa chọn trong phạm vi hạn chế. Ví dụ, nếu bé nói là bé đói, tôi sẽ nói: ‘Được rồi, mình ăn trái cây nhé. Thế con muốn một quả chuối hay một ít nho ?’. Bằng cách đó, bé được quyền lựa chọn, và một trong hai chọn lựa đều lành mạnh”, Tuyết Linh, Long Thành, Đồng Nai.

“Tiếng “Không” kéo dài the thé từng là cách trả lời ưa thích từ bé yêu 2 tuổi của tôi. Sau đó, tôi đã nghĩ ra cách để thay đổi tình hình. Nếu vấn đề là chuyện tắm rửa, tôi nói với cu cậu về lựa chọn: Bé có thể đi tắm rồi sau đó được chơi với đồ chơi của mình, hoặc bé sẽ đi ngủ. Cu cậu lần nào cũng chọn đi tắm”, Bảo Lan, Quận Gò Vấp, TP. HCM

“Một cách tốt để khiến bé chịu chải răng là sắm cho bé hai bàn chải đánh răng. Sau đó, sự lựa chọn là “Con muốn đánh răng bằng bàn chải nào?”. Điều này sẽ hướng bé vào chuyện lựa chọn bàn chải để đánh răng hơn là chọn có đáng răng hay không”, Uyển Nhi, Chợ Đông Ba, Huế

“Để tránh nhận được câu trả lời “Không” từ bé, cách tốt nhất là đừng đặt câu hỏi. Khi đến giờ tắm, không nên hỏi bé có muốn đi tắm không. Đối với bữa ăn, món ăn được đặt sẵn trên bàn và nếu bé không ăn, bé sẽ nhận được một món mới để thử vào bữa ăn tiếp theo. Cho bọn trẻ sự lựa chọn đôi khi là cho phép chúng khẳng định sự độc lập của mình vào những thời điểm không phù hợp. Bạn chỉ nên hỏi khi sẵn lòng cho bé một lựa chọn”, Thảo Nhi, Phố Hàng Trống, Hà Nội

Dạy con ngoan: Làm gì khi trẻ thích nói “Không”? (Phần 1)

Thay vì ép buộc bé, hãy tìm một phương pháp có thể bắt bé phải làm mà không gây căng thẳng cho bé.

Đánh lạc hướng bé bằng sự hài hước
“Cục cưng 2 tuổi rưỡi của tôi thường không hợp tác, điều đó chẳng có gì là lạ! Ví dụ, khi bé được bảo ngồi xuống ăn, bé sẽ nói “Không!” và cười, sau đó nhảy múa lung tung xung quanh thay vì ngồi yên cho bữa ăn. Điều đó từng làm cho tôi điên lên nhưng cách của tôi là cố gắng không nổi nóng và nói điều gì đó thật hóm hỉnh như “Chuyện gì đang xảy ra ở đó vậy nhỉ, bạn hai chân? Bạn bảo bạn cái mông mũm mĩm ngồi ngay xuống cái ghế đó đi!”. Điều đó làm cho bé cười và quên đi ý định thách thức sự kiên nhẫn của mẹ”, Út Lành, Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

“Tôi thường yêu cầu nhóc con 19 tháng tuổi của mình thu gom giày hay quần áo bẩn của bé và thỉnh thoảng con trả lời “Không” ngọt xớt. Thay vì ép buộc bé, tôi bắt đầu hát bài “Cả tuần đều ngoan” và bé nhún nhảy theo. Tôi cố gắng vừa hát vừa nhảy múa xung quanh và biểu lộ cho bé hiểu những gì tôi muốn bé làm và bé đã làm. Chồng tôi nghĩ tôi hơi lẩn thẩn, nhưng tôi đã bắt gặp anh xã làm giống tôi cũng một hoặc hai lần rồi”, Kim Chi, Quận 1, TP. HCM

“Một trong những chiến lược của vợ chồng tôi để đối phó với bé con 2 tuổi là chú ý đến bé nhiều hơn và làm cho sự việc trở nên vui vẻ khi bé bắt đầu nói “Không” với tất cả mọi thứ. Chúng tôi hỏi bé một chuỗi các câu hỏi, câu sau kỳ cục hơn so với câu trước, mà bé có thể trả lời “không”. “Con có muốn bơ đậu phộng và dưa chua không?” “Không!”. “Con có muốn bánh mì ăn với mắm tôm không ?” “Không!”. Cuối cùng, bé con cười hết cỡ, và không còn cố tỏ ra bướng bỉnh nữa”, Ngọc Ánh, Thị xã Dĩ An, Bình Dương.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: