Để bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

Cho bé đi nhà trẻ là một trong những quyết định quan trọng của mẹ trong những năm đầu đời. Để con bắt đầu đến trường một cách vui vẻ, không nước mắt, mẹ nên tìm hiểu trước về lợi ích khi bé đi nhà trẻ, độ tuổi thích hợp và các bước chuẩn bị cho con bước vào môi trường mới.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Cho bé đi nhà trẻ vào thời điểm thích hợp là một quyết định đúng đắn, đặc biệt là đối với những mẹ phải đi làm. Việc cho bé đi nhà trẻ sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề cho mẹ. Tuy nhiên, trẻ được chăm sóc tại nhà hoàn toàn trong những năm đầu đời cũng có rất nhiều lợi ích. Trước khi đưa ra quyết định và để chuẩn bị thật tốt cho con bước vào môi trường nhà trẻ, mẹ nên tìm hiểu kỹ về các lợi ích, hạn chế của việc gửi con đến trường mầm non, đồng thời nắm rõ những bước chuẩn bị cho bé hòa nhập vào lớp học. Bởi không giống như khi ở nhà, các bé đi nhà trẻ đòi hỏi nhiều sự tương tác hơn, hoạt động theo quy tắc và có kỷ luật nhiều hơn.

Lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ

Tương tác xã hội là kỹ năng lớn nhất bé yêu có thể học ở giai đoạn này. Khi được gửi đến nhà trẻ, bé phải học cách để tương tác với người xung quanh. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ:

Nhà trẻ giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng: chẳng hạn như sự luân phiên, kĩ năng lắng nghe người khác hay giúp đỡ lẫn nhau, vv Tương tác với các bạn cùng trang lứa tạo cơ hội giúp bé rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Kỹ năng đọc viết: Chương trình giáo dục mầm non cung cấp cho bé yêu của bạn tất cả các kỹ năng đọc viết cần thiết. Bé được học những kiến thức cơ bản của bảng chữ cái, các kỹ năng toán học, và những kiến thức cơ bản khác.

Làm quen với việc đi học: Đi nhà trẻ là bước đệm giúp bé làm quen với việc đến trường, hình thành ý niệm về “đi học”. Các bé đi nhà trẻ sẽ dễ dàng bước vào môi trường tiểu học hơn.

Giúp bé phát triển theo đúng lứa tuổi: Nhà trẻ cung cấp không gian nơi mà bé có thể học tập những hành vi phù hợp với lứa tuổi, giúp bé phát triển ý thức về bản thân và tính độc lập. Bé sẽ không phải mất thời thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với các bạn cùng trang lứa, về môi trường lớp học hay những bài học bé sẽ được học khi đến trường.

Bé được làm quen với nhiều hoạt động: Môi trường đi học sẽ cho bé rất nhiều niềm vui, vì bé yêu sẽ luôn “bận rộn” ở trường. Và khi đó mẹ cũng có chút thời gian cho riêng mình. Ắt hẳn đó là những giây phút thành thơi đáng quý của bất kỳ người mẹ nào.

Để bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

Cho bé đi nhà trẻ, mẹ sẽ thấy con “trưởng thành” hơn

Những hạn chế bé có thể gặp phải khi đi nhà trẻ

Mẹ cần lưu ý một số vấn đề trước khi quyết định cho bé đi nhà trẻ. Việc lựa chọn trường học chưa đạt yêu cầu có thể cản trở sự phát triển của bé yêu.

Chương trình giảng dạy hay trình độ của giáo viên không được đảm bảo có thể gây tác động xấu đến quá trình học hỏi, khả năng tập trung cũng như thái độ học tập của bé.

Khi bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực. Đây là giai đoạn các bé bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh, việc tiếp xúc với sự bắt nạt hay bạo lực có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé.

Môi trường học tập không đạt chuẩn có thể gây hại khả năng giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc với thầy cô giáo thậm chí nó  tiêu diệt sự tò mò của bé đối với việc học. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kĩ đến khi mẹ hoàn toàn chắc chắn rằng con yêu sẽ được đi học tại nơi có những giáo viên tận tâm với nghề và có chương trình giảng dạy đảm bảo.

Để bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

3 bước nhanh, chuẩn để chọn trường mầm non cho con
Việc chọn trường mầm non cho con là điều khiến tất cả các bậc cha mẹ sốt sắng. Làm sao để con có được môi trường học tập an toàn, được chăm sóc bởi những giáo viên tận tâm, yêu thương trẻ? Các bước sau sẽ giúp việc "chọn mặt gửi vàng" của mẹ đơn giản và nhanh chóng hơn.

Các bước chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là trên 1 tuổi. Khi đó, bé đã có thể tự lập trong ăn uống, biết cách giao tiếp cơ bản và có thể thông báo cho giáo viên những khi bé cảm thấy cần đi vệ sinh, muốn ăn hay uống nước.

Bước 1: Tìm và chọn một môi trường thích hợp

Ngôi trường thích hợp nên ở gần nhà, có cơ sở vật chất hiện đại, có lối trang trí thích hợp cho trẻ nhỏ. Chương trình học tập cũng là yếu tố mẹ cần xem xét.

Bước 2: Trao đổi với giáo viên và giám hiệu

Để nắm rõ nhưng thủ tục nhập học, lớp học thích hợp cho lứa tuổi của bé, giờ đưa đón, chế độ ăn, kế hoạch giảng dạy…, mẹ cần trao đổi với cả giáo viên phụ trách lớp và ban giám hiệu trường. Ngoài ra, đừng quên dặn giáo viên của bé về những vấn đề như dị ứng thức ăn, thời gian ăn và ngủ của bé, các thói quen và sở thích của con để giúp bé hòa nhập nhanh chóng.

Bước 3: Chuẩn bị tâm lý cho bé

Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Vào những buổi học đầu tiên, mẹ nên đi cùng bé và chỉ để bé ở trường 1,2 giờ rồi tăng lên 1 buổi. Sau khoảng 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với việc đi học, mẹ có thể vắng mặt một lúc, sau đó, mẹ đã có thể để con tự do hoạt động ở trường mà không cần phải đón sớm hay có mặt tại lớp nữa.

Để bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

3 bước nhanh, chuẩn để chọn trường mầm non cho con
Việc chọn trường mầm non cho con là điều khiến tất cả các bậc cha mẹ sốt sắng. Làm sao để con có được môi trường học tập an toàn, được chăm sóc bởi những giáo viên tận tâm, yêu thương trẻ? Các bước sau sẽ giúp việc "chọn mặt gửi vàng" của mẹ đơn giản và nhanh chóng hơn.

Bước 4: Chuẩn bị đồ cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, các bé dưới 3 tuổi sẽ cần nhiều bộ quần áo, tã, bình nước, bình sữa hay sữa hộp trong túi đồ đi học. Ngoài ra, nếu bé đang bị bệnh, mẹ có thể gửi thêm thuốc cho bé. Nếu con theo chế độ ăn riêng, mẹ cũng có thể gửi đồ ăn cho bé và nhờ cô cho bé ăn.

Một kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà mẹ nào cũng nên biết, đó là hãy cố gắng tăng cường sức đề kháng cho con. Các bé đi nhà trẻ thường dễ bị lây bệnh từ các bạn trong lớp và điều này tạo thành một áp lực tâm lý rất lớn khi các mẹ mới cho con đi học.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: