Để bé khóc và tự ngủ: Nên hay không?

Mẹ có từng nghe thấy hay muốn thử tập cho bé tự ngủ theo phương pháp"để bé khóc" lần nào chưa? Nếu câu trả lời là có, bạn nên xem lại. Mặc dù phương pháp này giúp mẹ không phải thức dậy giữa đêm để dỗ con ngủ lại, nhưng theo một số chuyên gia, tác hại mà phương pháp này gây ra còn "vượt xa" lợi ích mà chúng mang lại

Share this Post:
Nuôi dạy con

“Cry-it-out” hay còn gọi là “Để bé khóc” là phương pháp tập cho bé tự ngủ được bác sĩ nhi Richard Ferber giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách “Giải quyết các vấn đề giấc ngủ của trẻ em” của mình.

Theo Richard Ferber, nếu được tạo cơ hội, tự ngủ là một kỹ năng bé có thể học được trong quá trình phát triển của mình. Khóc không phải là “điểm đến” cuối cùng khi mẹ áp dụng phương pháp này, mà chỉ là “điểm dừng chân” trên con đường tập luyện của bé. Bởi trong lúc tập cho con tự ngủ, việc bé khóc hay la hét là điều không thể tránh khỏi.

Nếu thành công, những mẹ áp dụng phương pháp này sẽ không phải “bật dậy” nửa đêm để dỗ con ngủ lại mỗi khi bé thức giấc nữa. Chính các bé sẽ hoàn tất “quy trình” này. Những bé theo phương pháp này đều sẽ có khả năng tự dỗ mình ngủ lại.

Tuy nhiên, một điều khá thú vị là trong các cuộc phỏng vấn gần đây của mình, Richard Ferber đã bày tỏ sự hối tiếc về lời khuyên mà ông đã đưa ra. Ông chia sẻ rằng mình cảm thấy không vui khi các chuyên gia về sức khỏe trẻ em vẫn đang khuyến khích phụ huynh để mặc cho con mình, những bé còn rất nhỏ, khóc cho đến khi bé tự nín. Ông cũng cho rằng mọi chuyện sẽ vẫn ổn, nếu bố mẹ cùng ngủ với con.

Để bé khóc và tự ngủ: Nên hay không?

Không phải mẹ nào cũng có thể thành công khi áp dụng phương pháp tập cho bé tự ngủ “cry-it-out”

Phương pháp “để bé khóc” hoạt động như thế nào?

Trước tiên, bạn để bé khóc trong 5 phút, rồi mới đến để trấn an bé bằng cách dỗ dành và vỗ về. Tuy nhiên, không bế bé lên.

Rời phòng, và để bé khóc thêm 10 phút nữa. Sau đó lại quay lại vỗ về bé lần nữa. Lần này, bạn để bé khóc thêm 15 phút. Tiếp tục quy luật này thêm một lần nữa. Nếu bé nôn trớ, mẹ có thể lau dọn cho bé, nhưng vẫn để bé trong cũi và tiếp tục với phương pháp Ferber. Mỗi lần bạn rời bé, canh thời gian lâu hơn một chút trước khi quay lại. Đặc biệt lưu ý, phương pháp này hoàn toàn không thích hợp với những trẻ dưới 3 tháng tuổi đâu mẹ nhé!

Với những bé có tính cách quyết liệt, cơn khóc này sẽ tiếp diễn cả đêm, nhưng thường thì bé sẽ kiệt sức và ngủ thiếp đi sau vài giờ. Khi bé thức dậy sau đó giữa đêm khuya, chu trình này lại tiếp tục. Đa số các bé cuối cùng đều sẽ ngừng khóc gọi bố mẹ và ngủ thiếp đi. Và vì bé chưa biết nói, vào sáng hôm sau, bố mẹ sẽ không thể nghe bé kể về trải nghiệm đêm qua của mình.

Tuy nhiên, ngay cả khi bố mẹ rất kiên định, phương pháp này cũng không thể có tác dụng đối với tất cả các bé. Một số bé vẫn tiếp tục khóc ngằn ngặt trong 7 đêm liên tục. Trường hợp bé viêm tai giữa cũng không hiếm gặp, do sự xung huyết gây ra khi bé khóc. Trong những trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tạm ngưng phương pháp Ferber trong giai đoạn điều trị kháng sinh, sau đó sẽ bắt đầu lại từ đầu. Ngoài ra, bởi lẽ bất cứ thay đổi nào trong nếp sống hàng ngày  đều buộc bố mẹ phải đáp lại tiếng khóc của bé và sau đó phải lặp lại phương pháp Ferber vào một đêm khác, quá trình này sẽ là một sự chịu đựng lặp đi lặp lại cho cả bé lẫn bố mẹ.

Để bé khóc và tự ngủ: Nên hay không?

Tập cho bé tự ngủ: Kết quả của phương pháp “để bé khóc”
Cùng nghe xem các ông bố bà mẹ đã thử nghiệm phương pháp này nói gì về hiệu quả của nó.

Những tác hại tiềm ẩn

– Gây cảm giác căng thẳng, lo âu cho trẻ

Nghiên cứu gần nhất cho thấy “để bé khóc” mà không vỗ về xoa dịu sẽ gây những tổn thương lâu dài cho bé. Theo nghiên cứu này, khi bé bị để mặc cho khóc một mình, hàm lượng cortisol của bé sẽ tăng cao, gây nên sự lo âu và đau buồn của bé. Không chỉ vậy, ở những đêm tiếp theo, ngay cả khi bé được đặt vào giường và không khóc, hàm lượng cortisol của bé vẫn tiếp tục tăng lên. Các nhà nghiên cứu lý giải đây là dấu hiệu cho thấy bé bị căng thẳng và lo âu. Nhưng tại sao bé không khóc? Bởi lẽ bé đã được “huấn luyện”, và bé biết rằng không ai sẽ đến.

– Ảnh hưởng sự phát triển trí não

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng để mặc cho bé khóc lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây ra một vài nguy cơ, và có thể dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn trong não bộ cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc sống sau này của bé.

Để bé khóc và tự ngủ: Nên hay không?

Truy tìm "sát thủ" giết chết tế bào não của con
Ngay khi vừa mới sinh, não bộ của trẻ đã hình thành một lượng tế bào thần kinh đáng kể, và trong vòng một năm đầu tiên sau khi chào đời, não trẻ phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, tăng gấp đôi kích cỡ so với lúc mới sinh. Tuy nhiên, theo thòi gian, một số thói quen, chế độ dinh dưỡng có...

Trong cuốn sách “The Science of Parenting” (Khoa học nuôi dạy con), tác giả Margot Sunderland trích dẫn nhiều nghiên cứu để củng cố quan điểm của bà khi cho rằng để bé khóc một mình kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm khả năng phát triển tối ưu của trí não.

Qua khảo sát về cảm xúc, chức năng não bộ của trẻ sơ sinh và các khác biệt về văn hóa, các nhà nghiên cứu tại đại học Harvard cũng khẳng định rằng những em bé bị bỏ mặc cho khóc đến khi tự ngủ sẽ chịu những tổn thương lâu dài lên hệ thần kinh. Các nhà nghiên cứu cho biết những đứa trẻ này, khi lớn lên, sẽ dễ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, bao gồm các cơn hoảng loạn.

Khó có thể đánh giá các nghiên cứu trong lĩnh vực này bởi có quá nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cách phát triển của bé. Tuy nhiên, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nếu khóc lâu và không được dỗ dành, nhịp tim và huyết áp của bé sẽ tăng lên, hàm lượng oxy trong máu giảm xuống, áp lực máu trong não tăng vọt, làm cạn kiệt nguồn oxy và năng lượng dự trữ đồng thời gây áp lực lên hệ tim mạch. Cortisol, adrenalin và các hormone gây stress khác gia tăng chóng mặt, làm gián đoạn hoạt động của hệ miễn dịch và tiêu hóa. Ta có thể đưa ra một phỏng đoán hợp lý rằng nếu điều này lặp đi lặp lại nhiều lần, bé sẽ tự hình thành một bộ não hơi khác so với bình thường, thiên về phản ứng “Phản kháng, trốn chạy hoặc tê liệt” (“fight, flight or freeze”, một kiểu phản ứng stress cấp tính).

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: