Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh (p.1)

Chế độ dinh dưỡng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Cho bé ăn gì và ăn như thế nào là những điều mẹ hết sức quan tâm. Những điều cơ bản về dinh dưỡng sau đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn bao quát hơn về chế độ dinh dưỡng của bé để từ đó đưa ra thực đơn dinh dưỡng cho bé yêu của mình.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Đầu tiên, mẹ nên biết rõ về 5 nhóm dinh dưỡng cơ bản trong nhu cầu ăn uống hàng ngày của bé:

Chất đạm có trong các loại đậu, trứng, cá, gà, các loại thịt, sữa, sữa chua và phô mai giúp bé xây dựng cơ thể khỏe khoắn và mạnh mẽ.

Rau củ và trái cây chứa dưỡng chất và chất xơ quan trọng cho cơ thể khỏe mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài. Rau củ quả càng nhiều màu sắc càng tốt. Các loại rau như: bông cải xanh, đậu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, cải bó xôi và dưa leo nguyên vỏ và các loại trái cây như đào, mơ, lê và táo rất tốt cho sức khỏe bé.

Tinh bột cung cấp năng lượng cho những hoạt động trong ngày của bé, những loại càng nhiều chất xơ cho trẻ sức bền càng cao. Tinh bột có nhiều trong các loại thực phẩm như bánh mì, cơm , nui, cơm trộn, bánh mì bắp, bánh kếp và ngũ cốc ít đường.

Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh (p.1)

Trái cây là một trong 5 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

Chất béo chưa bão hòa giúp xây dựng não bộ và tế bào thần kinh của bé, có nhiều trong cá, trái bơ, dầu thực vật như dầu ôliu, hạt cải… Tránh dùng các loại dầu chưa bão hòa này để chiên vì sẽ làm mất chất bổ trong dầu.

Trong các loại nước, nước lọc là loại nước giải khát hữu hiệu và tốt nhất cho sức khỏe.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất khoáng và vitamin

Các loại thực phẩm cần tránh

Cơ thể trẻ nhỏ không thích ứng được với các loại thực phẩm nhiều muối, đường hay caffeine, chất có trong nước cola. Cũng nên hạn chế những loại nước có lượng đường cao như nước ngọt và nước trái cây vì những loại này có lượng đường cao, không tốt cho răng. Nếu muốn cho trẻ uống nước trái cây, bạn nên pha thêm nước theo tỷ lệ 50/50. Trẻ từ 1-6 tuổi được uống tối đa 150ml nước trái cây pha, trong khi trẻ từ 7-18 tuổi uống tối đa 240-360ml mỗi ngày.

Thức ăn nhanh và đồ ăn vặt như các loại bánh mỏng, khoai tây lát giòn, bánh vòng, bánh quy, bánh ngọt, sôcôla, kẹo mứt… có ít chất xơ và dưỡng chất nhưng lại nhiều đường và chất béo nên không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ ăn những món nhẹ như cà rốt nghiền hoặc bào mỏng và đậu ngọt.

>>> Xem thêm: 5 loại thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Về phần tráng miệng sau bữa ăn, trái cây xắt mỏng là lựa chọn tốt nhất. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể cho trẻ ăn kem vani hay bánh chuối. Những thứ ngọt nhiều như sôcôla chỉ nên thỉnh thoảng dùng trong dịp sinh nhật hoặc những bữa tiệc…

Trẻ nhỏ thường rất mê đồ ăn vặt. Vậy nên, cha mẹ cần có “chiến lược” để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho con. Nên dạy dần dần cho trẻ hiểu đồ ăn vặt là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe bé và bé nên ăn ít lại thay vì cấm tiệt trẻ đụng đến mọi món ăn vặt. Bạn cũng đừng nên tích trữ những đồ ăn vặt trong nhà nếu không muốn trẻ ăn những loại thực phẩm này.

Thói quen ăn uống của bạn cũng ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Nếu bạn làm gương trước, trẻ sẽ dễ thích nghi hơn với thói quen ăn uống lành mạnh. Bạn nên “cai” ít nhất 1-2 loại thức ăn vô bổ như bánh quy, kẹo mứt…, điều này sẽ giúp ích nhiều cho con đấy!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: