Dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ liệu có an toàn?

Share this Post:
Nuôi dạy con

Dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ liệu có an toàn?

Với trẻ nhỏ, ngoài bàn chải thì việc lựa chọn kem đánh răng cũng khá quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc liệu có nên cho con dùng kem đánh răng chứa flo hay không?

Giai đoạn trẻ 1 tuổi, bố mẹ đã có thể tập dần cho con thói quen đánh răng hằng ngày. Lúc này, bạn có thể chọn bàn chải mềm, mảnh và thường xuyên kèm cặp việc vệ sinh răng miệng của bé. Ở tuổi lên 2, bé đã có thể dùng các loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ.

Theo đó, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ có khuyến cáo về việc không nên dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ. Bởi lẽ, các bé có thể gặp nhiều biến chứng do lượng flo tiếp nhận quá nhiều. Vậy cụ thể những ảnh hưởng này là gì? Trẻ có thể dùng những sản phẩm nào thay thế hay không? Câu trả lời nằm ngay ở bài viết dưới đây.

Giải đáp thắc mắc: Kem đánh răng chứa flo là gì, công hiệu ra sao?

Dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ liệu có an toàn?

Để trả lời cho những câu hỏi này, bạn cần hiểu sơ lược về flo. Fluoride hay flo là một khoáng chất tồn tại trong tự nhiên ở các nguồn nước như hồ, sông và đại dương. Đây là thành phần xuất hiện khá nhiều trong kem đánh răng bởi những lợi ích sau:

  • Ngăn ngừa sâu răng
  • Củng cố và giảm tình trạng mất khoáng chất trong men răng
  • Giúp sửa chữa tổn thương răng do axit gây nên
  • Giảm vi khuẩn, mảng bám tích tụ trên răng.

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể do có thành phần chủ yếu là apatit. Flo lại là chất có thể ngấm vào men răng và hình thành nên flouroapatit. Nhờ vậy, răng trở nên cứng chắc hơn và ít bị axit ăn mòn. Tuy nhiên, cũng như bao dưỡng chất khác, flo cũng có mặt lợi và hại. Kem đánh răng chứa flo sở hữu khá nhiều chất này nên nếu dùng cho trẻ nhỏ không cẩn thận sẽ gây ra hại nhiều hơn lợi.

Có an toàn cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi khi sử dụng kem đánh răng chứa flo không?

Dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ liệu có an toàn?

Lời khuyên là bạn nên sử dụng sản phẩm kem đánh răng chứa flo có dấu chấp thuận từ cơ quan y tế tại Việt Nam. Xét về mặt lý thuyết, flo là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chất này lại không được khuyến khích sử dụng cho trẻ mới biết đi, trừ khi các bé sống ở những khu vực bị thiếu hụt flo trong nguồn nước sinh hoạt, kể cả nước đóng chai.

Đối với trẻ mới biết đi và trẻ dưới 3 tuổi, lượng kem đánh răng sử dụng chỉ nên bằng kích thước một hạt gạo. Bởi lẽ, lượng flo thừa tích trữ trong cơ thể không tốt cho trẻ trước 8 tuổi. Việc cung cấp quá mức cần thiết lượng flo trong thời điểm này dẫn đến nhiễm flo men răng. Biểu hiện của tình trạng này là sự thay đổi màu sắc hoặc các vết loang lổ trên răng. Những triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua, chính vì vậy nó có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng.

Việc nuốt phải kem đánh răng chứa flo là lý do phổ biến giải thích vì sao trẻ bị dư thừa chất này. Ngoài kem đánh răng, trẻ nuốt phải nước súc miệng hoặc bất kỳ sản phẩm nha khoa có flo nào cũng gây ra vấn đề tương tự.

Việc bổ sung quá nhiều flo như vậy dẫn đến ngộ độc ở trẻ đã xảy ra khá phổ biến. Vấn đề này thường xuất hiện khoảng nửa giờ sau khi nuốt phải và kéo dài đến 24 giờ. Các triệu chứng ngộ độc gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Khát nước
  • Tăng tiết nước bọt…

Bỏ túi những sản phẩm thay thế kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ

Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể dùng kem đánh răng chứa flo. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo lượng dùng không lớn hơn kích thước hạt đậu. Với trẻ mới biết đi, các bé sẽ có thói quen nuốt kem đánh răng nên bố mẹ cần phải giám sát để tránh tình trạng này xảy ra. Hơn nữa, bạn cần chú ý để kem đánh răng ngoài tầm với của các bé tinh nghịch nữa nhé!

Với trẻ nhỏ, bạn có thể chọn những giải pháp thay thế sau đây:

1. Bột sầu đâu

Dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ liệu có an toàn?

Sầu đâu (neem) hay còn gọi là xoan Ấn Độ gần đây được khá nhiều chị em ưa chuộng bởi công dụng làm đẹp. Các chế phẩm sầu đâu dưới dạng bột rất dễ tìm mua ở các trang thương mại điện tử uy tín.

Bột sầu đâu cũng rất hiệu quả trong chăm sóc răng miệng, đặc biệt là giảm tích tụ mảng bám và viêm nướu. Bạn có thể trộn bột này cùng với kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ và cho bé sử dụng.

2. Dầu dừa

Dầu dừa có thể dùng như kem đánh răng khi trộn chung với baking soda. Nó mang lại tác dụng kháng khuẩn và làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn gây sâu răng. Hỗn hợp này khi dùng cũng có thể làm giảm mảng bám trên răng.

3. Muối biển

Dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ liệu có an toàn?

Để tránh tác hại của việc dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ, bạn hãy sử dụng muối biển. Hòa một ít muối vào nước và chải răng cho trẻ bình thường. Muối có tác dụng kháng khuẩn và chứa nhiều thành phần có lợi cho răng.

4. Baking soda

Ngoài dùng chung với dầu dừa như trên, bạn có thể hòa baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Đánh răng bằng hỗn hợp này sẽ giúp loại bỏ các vấn đề răng miệng ở trẻ đấy.

5. Dầu ô liu

Dùng kem đánh răng chứa flo cho trẻ nhỏ liệu có an toàn?

Dầu ô liu từ xa xưa đã được dùng như một sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, dầu này còn là một thay thế hoàn hảo cho các loại sản phẩm nha khoa chứa flo.

6. Dầu kinh giới (dầu oregano)

Loại dầu này có thể làm giảm đau răng, áp xe và cả lở miệng. Dầu kinh giới hầu được sử dụng tốt nhất khi pha loãng với dầu ô liu để tăng cường tác dụng.

Với các phương pháp thay thế này, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa trước khi dùng. Bởi lẽ đôi khi một số trẻ có thể dị ứng với một trong các thành phần nêu trên.

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ. Nếu bạn đang cho bé sử dụng kem đánh răng chứa flo, hãy cân nhắc liệu độ tuổi của con có thích hợp để dùng hay không. Cùng chia sẻ thêm với nếu bạn có bất kỳ kinh nghiệm về việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé yêu nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: