10 lưu ý về cách cho bé bú ban đêm

shape

29 Feb

Martin NguyenFeb 29, 2020

10 lưu ý về cách cho bé bú ban đêm

Việc trẻ sơ sinh tỉnh dậy vào ban đêm sau mỗi 2-3 giờ để bú mẹ là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, để giúp bé phân biệt ban ngày và ban đêm, mẹ có thể áp dụng thêm một số mẹo để giúp các cữ bú đêm thêm thoải mái. Cách cho bé bú ban đêm cũng góp phần vào việc tập cho trẻ ngủ xuyên đêm trong giai đoạn bé được 6 tuần tuổi trở đi.

1. Không nên bật đèn sáng

Để giúp bé con hiểu rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm, mẹ nên hạn chế bật đèn khi cho con bú ban đêm. Nếu mẹ có trang bị một đèn ngủ nhỏ, có lượng ánh sáng dịu nhẹ vừa phải là đủ cho buổi đêm.

2. Càng yên tĩnh càng tốt

Dù các thiên thần nhỏ có đáng yêu đến thế nào chăng nữa, việc trò chuyện cùng bé vào giấc đêm là hành động sai lầm nhất mà các mẹ thường mắc phải. Sự yên tĩnh giúp bé dễ tìm lại cảm giác buồn ngủ sau khi bú mẹ. Nếu mẹ trò chuyện cùng bé trong lúc cho bú, bé sẽ trở nên tỉnh táo hơn và mất nhiều thời gian để ngủ trở lại.

10 lưu ý về cách cho bé bú ban đêm

Mẹ có thể đặt bé trở lại nôi kèm một nụ hôn chúc bé ngủ ngon, nhưng đừng nói gì cả nhé!

3. Tôn trọng giấc ngủ của con

Bé sơ sinh thường không sinh hoạt theo thời khóa biểu cố định. Có những ngày, con sẽ thức dậy sau mỗi 2-3 giờ, nhưng cũng có những hôm, bé cưng ngủ thẳng giấc 5-6 giờ liên tục vào ban đêm. Mẹ không cần phải đánh thức bé dậy để cho con bú vào ban đêm. Với thời gian ngủ từ 5-6 giờ, bé sơ sinh vẫn còn đủ năng lượng để phát triển và tăng cân.

4. Luôn nhớ cho bé ợ hơi

Dù cho con bú vào ban ngày hay đêm, mẹ vẫn nên giúp bé ợ hơi trước khi đặt con nằm trở lại. Việc cho bé ợ hơi sẽ giúp đẩy không khí dư thừa ra khỏi ruột, làm giảm tình trạng nôn trớ thường xảy ra trong suốt nhiều tháng đời.

10 lưu ý về cách cho bé bú ban đêm

Mẹ đang cho con bú ăn gì để tránh đầy hơi cho bé?
Chứng đau bụng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Để giúp con giảm tình trạng này, các mẹ đang cho con bú nên lựa chọn những loại thực phẩm ít gây đầy bụng, chướng bụng mà vẫn đảm bảo tiêu chí giàu dinh dưỡng và thơm ngon

5. Ngủ cùng phòng với con

Việc để bé ngủ cùng phòng cùng bố mẹ không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian cho những cữ bú đêm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh nên được ngủ cùng phòng với bố mẹ trong 6 tháng đầu đời. Điều này giúp mẹ dễ dàng phát hiện những bất thường khi con ngủ. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên đặt bé trong nôi thay vì nằm cùng giường với bố mẹ.

6. Chỉ thay tã khi cần thiết

Cũng như việc cho bú, mẹ không cần phải thay tã cho con khi không cần thiết. Chẳng hạn, nếu bé cưng “đi nặng” mới cần được thay tã. Hoặc nếu bé vừa ngủ vừa bú mẹ, đó mới là lúc cần thay tã để giữ cho con tỉnh táo hơn trong lúc bú mẹ.

7. Sắp xếp đồ dùng hợp lý

Mẹ nên chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết để cho bé bú sẵn trong phòng của mình. Những vật dụng bao gồm quần áo, tã, khăn cho bé nên được để càng gần mẹ càng tốt và sắp xếp hợp lý để mẹ luôn biết tìm ở đâu, ngay cả trong bóng tối.

8. Đừng xem đồng hồ

Có thể mẹ đã được nghe những lời khuyên như nên cho con bú mỗi bên ngực khoảng 15 phút hay tương tự như vậy. Việc sử dụng một chiếc đồng hồ để căn thời gian thực chất chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi thêm. Trước tiên, mẹ nên tìm một tư thế ngồi thoải mái, đảm bảo có điểm tựa chắc chắn cho phần lưng, hông và để bé bú đến khi cạn một bên ngực. Sau đó, đổi sang bên còn lại đến khi bé cảm thấy no và rời ngực mẹ.

10 lưu ý về cách cho bé bú ban đêm

Điểm danh 7 sai lầm thường gặp khi cho con bú
Cho con bú là một trong những bản năng của người làm mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có thể trở thành "chuyên gia" ngay trong những lần đầu tiên. Đừng để 7 sai lầm phổ biến sau đây ảnh hưởng đến việc cho con bú của mình, mẹ nhé!

9. Đón nhận sự giúp đỡ

Nếu mẹ thực hiện việc hút sữa thay vì cho con bú mẹ trực tiếp, vào cữ sữa đêm, mẹ có thể không cần trực tiếp cho bé uống sữa. Bất cứ sự hỗ trợ nào từ chồng và những người thân khác trong gia đình cũng rất đáng quý trong thời gian này. Nhờ đó, mẹ ít phải thức đêm và được ngủ ngon giấc hơn. Điều này rất quan trọng đối với việc phục hồi sức khỏe và tinh thần sau khi sinh.

10. Đúng tư thế

Để giúp sữa mẹ về nhiều hơn, bé bú no và ngủ ngon vào ban đêm, mẹ nên chú ý cho bé bú đúng cách. Nếu bé chỉ ngậm phần đầu ti mà không hết phần quầng ngực xung quanh thì mẹ nên điều chỉnh lại. Bé ngậm vú mẹ đúng cách sẽ giúp con bú được nhiều sữa hơn, đồng thời kích thích các tuyến sữa sản xuất hiệu quả.

Ngoài ra, tư thế cho con bú ban đêm cần phải đảm bảo mẹ được thả lỏng, thư giãn. Mẹ nên ngồi tựa vào gối hay có một chiếc ghế tựa thoải mái khi cho con bú.

Với những lưu ý kể trên, mẹ không còn phải bận tâm về cách cho con bú vào ban đêm và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực để tiếp tục chặng hành trình chăm sóc bé sơ sinh còn rất dài phía trước.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *