10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi - Hoang mang của mọi bà mẹ

shape

11 Apr

Julia PhạmApr 11, 2020

10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi - Hoang mang của mọi bà mẹ

Để cùng con trải qua cột mốc khủng hoảng một cách êm ái nhất chỉ có con đường duy nhất là bố mẹ học cách hiểu bé, giải mã từng thông điệp mà con muốn gửi qua tiếng khóc, ánh mắt khó chịu hay những cơn cáu bẳn của mình.

Sau khi sinh cha mẹ không chỉ phải đối mặt với những vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé mà tâm sinh lý phát triển của trẻ cũng là vấn đề đau đầu. Khó chịu nhất chính là 10 tuần khủng hoảng. Thế giới gọi đó là “Wonder Weeks” hay còn gọi là Tuần phát triển kĩ năng và tinh thần của trẻ, giai đoạn bé trở nên khó tính hơn. Mọi nếp ăn ngủ bị đảo loạn cho tới khi trẻ thực hiện và hoàn thiện kĩ năng mới.

10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi - Hoang mang của mọi bà mẹ

Lúc trẻ “khó ở” mẹ phải thật bình tĩnh để đồng hành cùng con

Tiến sỹ Hetty van de Rijt và Tiến sỹ Frans Plooij, đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới “The Wonder Week” – Tuần khủng hoảng cho rằng, không một cha mẹ nào “thoát” khỏi những cột mốc ẩm ương này của trẻ. Hai tác giả đã tổng kết được rằng những giai đoạn khó chịu này của trẻ thường gắn liền với ba từ: Bám dính, Quàu quạu và Khóc lóc.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là cụm từ mẹ biết đến nhiều hơn so với các cột mốc còn lại vì những biểu hiện của trẻ thời điểm này là rõ rệt nhất. Nhưng mẹ có công nhận rằng trước đó không ít lần bản thân cảm thấy phát điên vì bé trở chứng. Kiểu như đang ngủ yên lành bỗng thức dậy và khóc thét, dỗ thế nào cũng không nín, rồi có lúc lại bám dính bố mẹ không rời… Cảm giác lúc này là: “Liệu mình có làm gì sai không?”.

Cách nhận biết sớm Wonder Week

Thực ra cha mẹ vẫn đang làm đúng vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé cưng. Cái cách mà bé “chống đối” được coi là tự nhiên, đánh dấu sự phát triển tuyệt vời về trí tuệ và khả năng vận động.

10 cột mốc khủng khoảng này bé thường có biểu hiện:

  • Bé khóc đêm nhiều hơn, bám mẹ hơn
  • Chán ăn, biếng bú
  • Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu
  • Dễ trở nên cáu gắt, bực bội, khóc lóc thường xuyên
  • Muốn được mẹ vỗ về, âu yếm

Bảng dự đoán tuần khủng khoảng

Biết được đâu là mốc “Wonder Week” của bé sẽ giúp mẹ chủ động và “đỡ stress” hơn, bớt đi những lo lắng không cần thiết khi thấy trẻ quấy khóc thường xuyên không rõ nguyên nhân.

10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi - Hoang mang của mọi bà mẹ

Những cột mốc trái tính trái nết của trẻ mà cha mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi cần biết

Mẹ lưu ý rằng tuần khủng hoảng có thể xê dịch sớm hoặc muộn hơn theo bảng trên. Quan trọng là mẹ nhận biết được những triệu chứng của bé bên cạnh các mốc phát triển kĩ năng con theo độ tuổi, hoặc những kỹ năng bé đang tập như tập lẫy, tập bò, tập đứng… mà đoán xem con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không.

Thường thì tuần khủng hoảng sẽ tính theo ngày dự sinh của bé. Các bé sinh non, mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh bé.

Mẹ cần làm gì khi bé “khó ở”?

Bí quyết được nhiều bậc phụ huynh đúc kết sau khi đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn chỉ gồm 3 từ: “Mặc kệ con”. Tại sao ư? Vì đây là quá trình phát triển tự nhiên, không thể ngăn ngừa mà chỉ có thể đồng hành. Nên để con được tự do và thoải mái trong không gian riêng của mình bởi trẻ con có quyền được khóc, được quấy.

Sau “Wonder Week” sẽ là “Sunny Week”. Chỉ vài ngày thôi rồi mọi chuyện sẽ trở lại quỹ đạo ban đầu. Con sẽ lại ngoan, sẽ lại ăn ngủ đều và thôi bám mẹ.

Một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua 10 tuần êm ái cùng con:

  • Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút
  • Giảm bớt 1 giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64)
  • Không ép bé ăn
  • Quan tâm đến bé nhiều hơn

10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi - Hoang mang của mọi bà mẹ

Khi bé quấy khóc, mẹ ở bên trẻ vỗ về yêu thương thật nhiều nhé!

Sau cơn mưa trời lại nắng

TuầnKỹ năng có thể đạt được
5
  • Bé có những chuyển biến về các giác quan
  • Bắt đầu nhìn vào mọi vật chăm chú hơn, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật
  • Bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương
8
  • Quan tâm đến đồ chơi, khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình
  • Bắt đầu biết làm những âm thanh gầm gừ nhỏ
12
  • Bé bỏ ăn, thức khuya nhưng bù lại con cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau.
19
  • Biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng
  • Biết nhìn theo mẹ hoặc bố
26
  • Biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người
  • Có kỹ năng xác định khoảng cách phát triển
  • Bắt đầu biết hét và cười to
37
  • Có thể hiểu một số từ, biết bắt chước người khác
  • Muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo
46
  • Biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn
  • Thích chơi xếp chồng đồ vật
55
  • Thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo
64
  • Biết pha trò, biết nũng nịu, biết nịnh mẹ
  • Bắt cưới biểu cảm và hành động của người lớn
75
  • Trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển sự đồng cảm và ít ích kỷ
  • Các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn

10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi - Hoang mang của mọi bà mẹ

[Trắc nghiệm] Nhận diện tính cách trẻ sơ sinh
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao có bé sơ sinh khóc suốt ngày, lại có nhiều bé khác vô cùng dễ chịu? Tuy tính cách chưa được định hình rõ rệt, mỗi em bé sơ sinh vẫn có những nét cá tính riêng biệt. Nắm rõ những đặc điểm của con sẽ giúp bạn dễ dàng tạo lập thói quen sinh hoạt cho bé

Tất cả những đứa trẻ khỏe mạnh, bình thường đều hay khóc lóc, đều rắc rối, nhiêu khê và nhặng xị ở cùng một độ tuổi. Và, khi điều này xảy ra, chúng có thể khiến cả nhà chán chường. Tìm hiểm và dự đoán trước về những tuần khủng hoảng của con sẽ giúp bố mẹ cùng con vượt qua những giai đoạn này thật êm ái.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *