1000 ngày đầu đời và những cột mốc không thể bỏ lỡ
1.000 ngày đầu đời là gì?
Khoa học đã chứng minh 1000 ngày đầu đời – tính từ lúc mẹ bắt đầu thụ thai cho đến khi bé 2 tuổi, là khoảng thời gian đặc biệt duy nhất ảnh hưởng lớn đến sự, phát triển, lớn lên và khả năng học tập– không chỉ ngay từ thời điểm đó mà còn cuộc sống tương lai của bé . Hãy tìm hiểu và khám phá những điều mẹ cần làm để có thể tác động tích cực lên sức khỏe tương lai của Bé ngay từ bây giờ.
1000 ngày đầu đời – những cột mốc phát triển
Mang thai
Bé Sau khi sinh trong 1.000 ngày đầu đời
Tăng trưởng thể chất:
- Từ 1 tế bào lúc thụ thai đến 500 ngàn tỷ tế bào sau 3 tuổi
- Gấp 3 lần cân nặng trong năm đầu đời
- Tăng trưởng trong 3 năm đầu đời nhiều hơn tất cả giai đoạn khác
Phát triển nhận thức
- 80% khối não của người lớn được hoàn thành trong 3 năm đầu đời
- Tăng gấp 3 lần trọng lượng não trong 3 năm đầu đời
- Học được 900 từ trong 3 năm
Hoàn thiện hệ miễn dịch
- Mất 2 năm để phát triển cơ quan miễn dịch mạnh nhất của cơ thể – hàng rào ruột
- Việc các vi khuẩn khu trú trong ruột giai đoạn đầu đời là then chốt cho sự phát triển hệ miễn dịch; điều này ảnh hưởng bởi cách trẻ được sinh ra (sinh thường hay sinh mổ) và bởi chế độ dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa
Trẻ sinh ra có ruột chưa trưởng thành. Khả năng tiêu hóa và hấp thu của ruột phải được phát triển trong những năm đầu đời
Theo nghiên cứu, 1000 ngày đầu tiên tính từ ngày đầu tiên của thai kỳ đến khi bé tròn 2 tuổi là quãng thời gian duy nhất để mở ra cửa sổ cơ hội cho sức khỏe và tương lai của bé. Chính vì vậy, các bé độ tuổi này cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp. Để có thêm thông tin, mời mẹ tham khảo các bài viết tại https://www.marrybaby.vn/g/1000-ngay-dau-doi/ |
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.