11 điều không nên bỏ qua khi chăm bé
Mẹ không nên bỏ qua 11 điều sau đây khi chăm con nhé!
1/ Cho bé uống sữa mẹ
Thay vì cho con uống sữa ngoài, bạn nên cho bé uống sữa mẹ, ít nhất 6 tháng sau sinh. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ cho bé các dưỡng chất cần thiết cho bé. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có các kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật. Theo một nghiên cứu, những bé uống sữa mẹ thường ít bị nhiễm trùng tai và rối loạn tiêu hóa hơn.
2/ Tiêm phòng
Tiêm phòng là việc cần thiết để bảo vệ con khỏi những căn bệnh nghiêm trọng như sởi, uốn ván, viêm gan. Có nhiều loại vắc-xin, có loiạ 3 trong 1, 5 trong 1, 6 trong 1… Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra loại vắc-xin phù hợp cho con mình.
Sau khi chích ngừa, nhiều bé có phản ứng lại với thuốc. Tuy nhiên, đa số các phản ứng này không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau một thời gian.
Nỗi lòng chăm con ốm
Một trong những “đầu việc” khó khăn khi làm mẹ là chăm sóc sức khỏe cho con. Nhất là khi bé bị ốm, bé đau một nhưng mẹ lại xót đến mười. Những lúc đứa trẻ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh cũng là lúc người mẹ tìm mọi cách để con mình khỏe hơn.
3/ Khám định kỳ
Trước 2 tuổi, mẹ nên cho bé đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của bé cưng. Ngoài ra, các buổi kiểm tra này cũng giúp phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn để điều trị sớm.
4/ Chuẩn bị khi đi đường
Khi cho bé đi ra ngoài đường, mẹ nên chú ý đảm bảo an toàn cho con nhé! Nếu thuờng xuyên di chuyển bằng xe máy, mẹ nên cho con đội nón bảo hiểm dành cho trẻ em. Đối với bé nhỏ hơn, nên sử dụng đai an toàn và miếng đệm trên xe.
Đối với những nhà di chuyển chủ yếu bằng xe hơi, mẹ nên chuẩn bị ghế riêng dành cho bé. Đặc biệt, không cho bé dưới 12 tuổi ngồi ở ghế trước. Nguyên nhân vì nếu lỡ có xảy ra tai nạn, khi túi khí an toàn bung ra, lực sẽ tác động và làm nguy hiểm đến bé. Nhiều trường hợp thạm chí có thể gây tử vong.
5/ Chăm sóc răng từ sớm
Để con có một hàm răng chắc khỏe, bạn nên dạy con chăm sóc và vệ sinh răng miệng ngay khi bé còn nhỏ. Chỉ bé cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa. Không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt. Ngoài ra, Hiệp Hội Nha Khoa khuyên các bà mẹ nên cho con đi khám răng ngay từ khi bé 1 tuổi và nên kiểm tra 6 tháng 1 lần.
6/ An toàn là nhất
Mỗi gia đình sẽ có quy định riêng của mình. Tuy nhiên, có những “chuẩn mực” an toàn mẹ không được bỏ qua đâu nhé!
– Cất giữ thuốc và hóa chất độc hại tránh xa tầm với của bé.
– Đặc biệt chú ý khi dẫn bé ra đường, nhất là lúc đông người. Không nên rời mắt khỏi con dù chỉ một giây, bạn không biết điều gì sẽ sảy ra trong một giây đó đâu.
– Thiết lập một khu vực an toàn cho bé trong nhà.
– Ổ điện nên được bọc kín hoặc đặt xa tầm với của bé.
Nên ách ly bé với những thứ nguy hiểm như ổ điện, cầu thang, hóa chất độc hại
7/ Môi trường không khói thuốc
Một môi trường không khói thuốc là món quà tuyệt vời bạn làm vì con. Khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho bé. Theo nghiên cứu, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản và hen suyễn nhiều hơn bình thường. Nguy hiểm hơn, tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.
8/ Thực phẩm lành mạnh
Dinh dưỡng là yếu tố cực quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Trẻ dưới 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Do lúc này, các bé cần bổ sung chất béo để giúp não bộ phát triển hoàn chỉnh. Đến 5 tuổi, chế độ ăn của bé đã bắt đầu giống một người trưởng thành với trái cây, rau và ngũ cốc, ít đường, chất béo và tinh bột.
Nên cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm. Một chế độ ăn uống nghèo có thể làm bé biếng ăn và suy dinh dưỡng. Bạn có thể cho con chọn lựa thực phẩm bé thích. Tuy nhiên, quyền kiểm soát cuối cùng vẫn nên là bạn.
9/ Yêu thích vận động
Vận động giúp con có một cơ thể khỏe mạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho con vận động hoặc tập thể dục thể thao khoảng 60 phút mỗi ngày. Không chỉ bé, đây cũng có thể là giây phút gia đình cùng nhau vui chơi.
Khéo chăm con mau khỏi cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi không ít, nhất là khi bé cứ vật vã trong đêm và khóc ngằn ngặt đòi dỗ dành. Sau đây là vài "chiêu" mẹ có thể áp dụng để giảm triệu chứng bệnh và giúp con nhanh hồi phục.
10/ Chăm sóc da cho con
Để cung cấp vitamin D cho cơ thể, bạn nên cho con tắm nắng thuờng xuyên. Thời gian thích hợp nhất để tắm nắng là từ 7 – 8 giờ sáng. Sau thời gian này, nếu phải đi ra ngoià đường, bạn nên cho con sử dụng kem chống nắng. Trẻ em trên 6 tháng có thể dùng kem chống nắng với SPF tối thiểu là 15. Ngoài ra, mẹ nên cho con mặc quần áo dài tay và đội nón khi đi ra ngoài, nhất là trong khoảng thời gian từ 11- 15 giờ.
11/ Làm gương cho con
Trẻ con học được nhiều thứ từ cha mẹ của mình. Vì vậy, nếu muốn con phát triển khỏe mạnh, trước tiên bạn phải làm gương cho bé. Bạn nên đặc biệt chú trọng cách ăn uống, đi đứng, tập luyện của mình. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến bé cưng.
>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:
- Địa điểm khám và chích ngừa cho bé ở T.P Hồ Chí Minh
- Các mẹ trẻ lần đầu đã có khả năng tắm nắng cho con chưa?
- Cách chăm sóc răng miệng cho con
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.