13 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

13 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non

Chính vì sinh ra khi cơ thể chưa sẵn sàng để thích nghi hoàn hảo với môi trường bên ngoài, trẻ sinh non dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe như:

Ngạt thở

Ngạt thở ở trẻ sinh non thường xảy ra ở giai đoạn trước khi sinh hoặc sau sinh (khoảng 4 tuần). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ chẩn đoán trước tình hình và xử trí kịp thời.

Nhiễm trùng

Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém dẫn đến tình trạng dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm ruột hoại tử. Sản phụ sinh non không rõ nguyên nhân, mẹ bị nhiễm trùng niệu sinh dục, vỡ ối sớm, mẹ có sốt quanh thời gian chuyển dạ… đều có thể là nguyên nhân khiến bé nhiễm trùng khi chào đời. Những bé phải hồi sức sau sinh, bé bị hít phải nước ối cũng rất dễ mắc phải bệnh lý này.

Do triệu chứng thường khó phát hiện và chuẩn đoán một cách chính xác nên nguy cơ tử vong rất cao.

13 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non

Trẻ sinh non càng sớm thì càng bị thiệt thòi về vấn đề sức khỏe.

Thân nhiệt không ổn định

Bệnh lý này thường thấy ở trẻ sinh nhẹ cân. Hiện tượng thường gặp nhất là hạ thân nhiệt. Nếu không phát hiện và can thiệp sớm có thể gây biến chứng, dễ cướp đi sinh mạng của bé.

Suy hô hấp

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Trẻ càng sinh non tháng càng dễ bị suy hô hấp. Nổi bật nhất của suy hô hấp là bệnh màng trong, do sự thiếu hụt hoạt tố sunfactan – chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Bệnh này dẫn đến triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy thở và có thể tử vong.

Bệnh vàng da

Trẻ sinh non do gan chưa được phát triển toàn diện và còn non yếu để thực hiện đầy đủ chức năng chuyển hoá vì thế dễ bị bệnh vàng da. Bệnh  này vô cùng nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị sớm dễ gây nhiễm độc hệ thần kinh để lại di chứng suốt đời và thậm chí có thể bị tử vong.

Theo thống kê, trẻ có trọng lượng dưới 1,5 kg lúc sinh thì tỷ lệ vàng da là 100%. Vì thế, các bậc phụ huynh phải tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra cho bé.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sinh non do sức đề kháng và hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên dễ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: Thường xuyên ói, tiêu chảy, ăn kém, nôn trớ hoặc chướng bụng, không hấp thu được chất dinh dưỡng, chậm tăng cân. Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử hoặc bị thủng do ruột phát triển chưa toàn thiện, không đủ máu nên mỏng dần,

Vì thế, khi trẻ có hiện tượng bị ói ra dịch xanh, trướng bụng, ăn kém thì phải đến bác sĩ ngay để được thăm khám và cứu chữa kịp thời.

13 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non

Sinh non: Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ
Có thể mẹ sẽ nghe nhiều đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, SIDS, hằng năm cướp đi sinh mạng của hơn 2000 đứa trẻ, hầu hết không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn bất cứ căn bệnh nào khác, sinh non mới là mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ.

Bệnh lý võng mạc

Đây được xem là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và cần được theo dõi sát đối với trẻ cân nặng 1,5 kg khi sinh hoặc sinh non dưới 30 tuần tuổi. Một số trẻ nặng hơn 1,5 kg vẫn có thể mắc bệnh nếu phải hồi sức sau sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị mù nên cần được phát hiện sớm và điều trị đúng theo phát đồ của bác sĩ để tránh dẫn đến hậu quả khó lường.

Rối loạn huyết học

Trẻ sinh non nhẹ cân dễ bị xuất huyết, đặc biệt là thiếu yếu tố đông máu do thiếu vitamin K. Trẻ cũng dễ thiếu máu do tủy xương hoạt động yếu; yếu tố hấp thu máu kém hoặc phải lấy nhiều máu để làm xét nghiệm.

Khi trẻ có triệu chứng da kém sắc, không được hồng hào, chậm lên cân, các bà mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để chữa trị đúng đắn.

Chậm tăng trưởng thể chất

Vấn đề sức khoẻ này thường gặp phải do sữa mẹ không đủ cho trẻ bú hoặc kém, bé không hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Lâu ngày dễ dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, không phát triển chiều cao như những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác.

Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ theo định kỳ để được theo dõi cân nặng, vòng đầu và chiều cao. Và trong trường hợp cần thiết nên tham vấn ý kiến chuyên gia về chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn.

Các bệnh lý thần kinh

Đây là bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cả thể chất của trẻ. Những bé mắc bệnh thường gây biểu hiện co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ,…

Để phòng tránh nguy hiểm xảy ra, cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ theo dõi hoạt động của hệ thần kinh và đo vòng đầu nhằm phát hiện và can thiệp sớm nếu trẻ có bệnh.

Các bệnh về da

Thường thấy nhất là chứng viêm da, hăm đỏ da, nhiễm trùng có mủ ở da, nhiễm trùng cuống rốn. Nếu không điều trị sớm vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng máu. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu trẻ bị đỏ rốn hoặc quanh chân rốn, rỉ nước, có mùi thì nên khám ngay.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé tránh nhiễm trùng, đồng thời vệ sinh và giữ cho vùng bẹn của bé luôn khô ráo và sạch sẽ. Và nhớ lau sạch vùng kín của bé sau mỗi lần đi vệ sinh.

Rối loạn chuyển hóa

Trẻ sinh non, nhẹ cân có thể bị hạ đường huyết khiến tím tái. Bệnh cũng gây thiếu ôxy não để lại di chứng cho bé. Vì thế khi trẻ có những dấu hiệu như kém ăn, nôn trớ nhiều thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị.

13 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non

Sữa mẹ: Nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sinh non
Có thể nói, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng và quyết định tạo nên sự khác biệt rất lớn đối với sự sống còn và sức khỏe lâu dài của trẻ sinh non, thiếu cân. Và nguồn dinh dưỡng cần thiết hơn cả đó chính là: Sữa mẹ

Có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Theo các nghiên cứu mới đây thì  trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn tâm thần. Việc trẻ em sinh non, nhẹ cân có mối liên hệ mật thiết đến vấn đề nhận thức của trẻ trong đó có bệnh tự kỷ. Những nhà khoa học thuộc trường đại học Pennsylvania (Mỹ) đã chỉ ra rằng, trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao gấp 5 lần so với trẻ sinh đủ tháng.

>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

  • Thức ăn giúp mẹ bầu hạn chế sinh non
  • Phòng tránh sinh non

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *