14 điều các mẹ thường lo lắng khi mang thai (Phần 1)

shape

30 Nov

Martin NguyenNov 30, 2019

14 điều các mẹ thường lo lắng khi mang thai (Phần 1)

Lo lắng: Tôi sẽ bị sảy thai.

Sự thật: Sảy thai rất ít khi xảy ra. Hầu hết thai phụ đều sinh ra em bé khỏe mạnh. Nên nhớ rằng hầu hết những ca sảy thai đều xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bản thân người mẹ còn không nhận ra mình đang mang thai và sẽ không biết nếu như không bị sảy thai.

Sau khi các bác sĩ có thể nghe được nhịp tim của thai nhi, thường khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5%. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng cách không hút thuốc, không uống rượu và cắt giảm lượng caffein hằng ngày còn khoảng 200 miligram hoặc ít hơn, tương đương với một tách cafe mỗi ngày.

Lo lắng: Tôi bị nghén rất nhiều! Con tôi không thể nhận được đủ dinh dưỡng.

Sự thật: Bạn có biết rằng các bé có khả năng ký sinh rất giỏi? Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ các loại thực phẩm bạn cho bé ăn, vì thế nếu bạn chỉ ăn bánh và uống nước trái cây trong bữa ăn, điều đó cũng không có gì khiến bạn quá lo lắng.

Nếu bạn không ốm nghén đến mức bị mất nước dữ dội hoặc cảm thấy tệ đến mức muốn gọi bác sĩ ngay lập tức, ốm nghén sẽ không khiến cho bào thai bị mất cân bằng dưỡng chất và không có bất cứ ảnh hưởng lớn nào đến con yêu.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai và làm tốt nhất trong khả năng của mình. Hầu hết các bà mẹ có thể ăn những loại thức ăn bổ dưỡng sau khoảng 16 tuần, đây là thời điểm bé bắt đầu tăng cân.

14 điều các mẹ thường lo lắng khi mang thai (Phần 1)

Sự thay đổi hormone trong cơ thể dễ dẫn đến những lo lắng khi mang thai

Lo lắng: Tôi ăn hoặc uống những thức ăn không phù hợp làm ảnh hưởng đến bé.

Sự thật: Phụ nữ mang thai ngày nay chịu nhiều áp lực vì muốn mọi thứ đều thật hoàn hảo để chào đón con yêu. Ngoài những điều cơ bản như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung vitamin, thai phụ ngày nay còn lo lắng về những câu hỏi như “Mình có nên làm thế không? Vậy có an toàn không?”. Nhưng nếu bạn băn khoăn về tất cả mọi thứ sẽ chỉ khiến bạn phát điên và điều đó là không cần thiết.

Bác sĩ sẽ chỉ rõ những điều bạn không nên làm khi bạn đi khám thai lần đầu và bạn có thể hỏi bác sĩ về những gì bạn còn băn khoăn lúc đó.

Nên nhớ rằng, không ai có thể tuân thủ hết mọi luật lệ và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả những rủi ro liên quan đến những thứ như ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc nhuộm tóc trong thời kỳ đầu của thai kỳ, hai trong số những điều bác sĩ đề nghị thai phụ cần tránh, cũng chỉ có khả năng ảnh hưởng rất nhỏ đến bạn và bé.

Do đó, không nên bực mình nếu bạn lỡ gọi một phần burger rồi nhớ ra mình không nên ăn đồ nguội hoặc đang nhâm nhi một ly nước ép nhưng sau đó lại nhận ra rằng nước uống này chưa được tiệt trùng.

Lo lắng: Tôi quá căng thẳng và điều này làm ảnh hưởng đến bé.

Sự thật: Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng việc căng thẳng nhất thời sẽ có ảnh hưởng rất ít đến bé trong bụng vì cơ thể bạn đã quen với việc đó theo thời gian.

Tuy nhiên, căng thẳng dữ dội như mất việc làm hoặc gia đình có tang có thể gây ra những rủi ro cho bé như sinh non. Các bác sĩ đều đồng ý rằng tất cả đều tùy thuộc vào cách bạn giải quyết tình huống.

Chốt lại: nếu bạn biết bạn sắp bị căng thẳng cực độ, cần cố gắng giảm nhẹ mức độ và tìm cách lấy lại bình tĩnh vào cuối ngày. Bạn có thể trút bầu tâm sự vào những trang nhật ký hoặc đi ngủ sớm.

Lo lắng: Bé sẽ bị khiếm khuyết khi sinh.

Sự thật: Bạn có lo lắng khi phải thực hiện các xét nghiệm thai kỳ và sau đó hy vọng kết quả cho thấy bé vẫn đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Nguy cơ bé bị khiếm khuyết khi sinh chỉ chiếm 4% bao gồm cả những triệu chứng nghiêm trọng như hội chứng Down cũng như hàng ngàn những dị tật rất nhỏ và không dễ nhận thấy như là ngón tay có vấn đề hoặc tim bị khiếm khuyết nhỏ có thể mất đi sau khi sinh mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé.

Cách tốt nhất để bảo vệ bé là uống bổ sung viên vitamin tổng hợp có chứa axit folic trước khi mang thai và nhớ uống bổ sung đầy đủ vitamin trong quá trình mang thai hằng ngày sẽ làm giảm nguy cơ khiếm khuyết não và tủy sống ở trẻ.

(Còn tiếp)

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *