16 suy nghĩ của mẹ bầu lúc vượt cạn

shape

30 Nov

Khanh ElisaNov 30, 2019

16 suy nghĩ của mẹ bầu lúc vượt cạn

1/ Suy nghĩ lúc sinh: “Có phải mình vỡ ối rồi không?”

Gần đến ngày dự sinh, bà bầu thường xuyên kiểm tra “underwear” của mình để xem liệu có máu báo hay bị rò rỉ nước ối hay không. Cảm giác buồn tiểu liên tục, cộng thêm áp lực của em bé đủ ngày đủ tháng đè nặng lên bàng quang, khiến bà bầu không hiếm lần “són” một chút nước tiểu ra đáy quần. Ngay lập tức, bà bầu sẽ băn khoăn: “Trời đất, mình vừa bị són tiểu hay đã vỡ ối vậy?”. Giải pháp của mẹ bầu lúc này, tham khảo ngay ý kiến của “bác sĩ” google: “Dấu hiệu bạn đã bị vỡ ối”, “Dấu hiệu chuyển dạ”.

16 suy nghĩ của mẹ bầu lúc vượt cạn

Xử trí nhanh khi bị vỡ ối
Không hiếm bà bầu chưa kịp ra máu báo đã vỡ ối bất thình lình. Những lúc thế này chắc hẳn ai mà chẳng hoảng loạn. Trang bị ngay cách xử trí nhanh dưới đây!

2/ Suy nghĩ lúc sinh: “Vài ngày nữa, à không, tuần sau mới sinh được không?”

Mặc dù đã chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh từ a đến z, tâm lý cũng trang bị đầy đủ suốt 9 tháng mang thai, và cũng mong con yêu ra đời lắm rồi đấy. Tuy nhiên, tâm trạng sợ sệt, lo lắng và hồi hộp về cảm giác đau đớn lúc vượt cạn đôi lúc khiến bà bầu chỉ muốn dời ngày dự sinh ra xa một chút.

3/ Suy nghĩ lúc sinh: “Lúc rặn, mình mà đại tiện thì xấu hổ chết!”

Đồng ý, không ít trường hợp mẹ bầu vừa rặn con, vừa đại tiện luôn thể. Thông thường, bạn không hề hay biết về sự cố này trừ khi bác sĩ kể lại. Cảm giác lúc rặn ở cả hai tình huống đều khá giống nhau. Vì vậy, để giảm bớt sự lo lắng, xấu hổ này, nhiều mẹ bầu chọn phương án thụt rửa trước khi sinh.

4/ Suy nghĩ lúc sinh: “Là bà bầu thật tuyệt”

Khi phát hiện có máu báo, cơn gò tử cung liên tiếp dồn dập. Lúc này, bạn có thể thấy anh xã cuống cuồng cả lên. Sự lo lắng, chộn rộn này là khoảnh khắc cực kỳ đáng yêu của người đàn ông mạnh mẽ, kiên cường trong gia đình. Cũng có lúc anh ấy không biết phải làm gì như vậy đấy!

5/ Suy nghĩ lúc sinh: Mọi sự chú ý tập trung vào “cô bé”

Ngay từ lúc bạn nhập viện để theo dõi tình hình “mở cửa” của tử cung, “cô bé” sẽ là trung tâm của sự chú ý. Hàng loại bác sĩ, y tá sẽ không ngừng kiểm tra, bà bầu đành phải chấp nhận “lồ lộ” trước mắt họ vậy.

16 suy nghĩ của mẹ bầu lúc vượt cạn

Dù đã lên dây cót tinh thần, bà bầu vẫn băn khoăn, lo lắng rất nhiều lúc sinh

6/ Suy nghĩ lúc sinh: Sao sinh con khó khăn quá vậy?

Tại sao không như những lời kể của cha mẹ lúc còn nhỏ, trẻ con được sinh ra từ nách, được mang đến bởi những con cò hay cưỡi trên lưng kỳ lân và đến với gia đình mới. Tuy nhiên, mơ ước chỉ là ước mơ. Sự thật, để thiên thần ra đời, ngoài 9 tháng mang nặng, mẹ còn phải đẻ đau nữa!

7/ Suy nghĩ lúc sinh: Bác sĩ làm ơn đừng nói “sắp ra rồi, cố lên” nữa!

Nghe đến hàng chục lần “sắp ra rồi”, nhưng chục lần vẫn chưa rặn ra con. Cảm giác thật bực mình, khó chịu kinh khủng phải không mẹ bầu!

8/ Suy nghĩ lúc sinh: Rạch tầng sinh môn ư, xin mời!

Đã chịu cảm giác đau đớn của cơn gò tử cung rồi, đau hơn cũng thế thôi. Lúc này, bạn chỉ muốn mọi chuyện xong càng sớm càng tốt.

9/ Suy nghĩ lúc sinh: Không ổn rồi, cho tôi đi mổ đi!

Có những khoảnh khắc nghỉ rặn để chờ cơn gò kế tiếp “hành động”, bạn chỉ muốn van xin, nài nỉ bác sĩ cho lên bàn mổ làm cho gọn lẹ. Tuy nhiên, chưa kịp khóc lóc, cơn gò lại xuất hiện, mẹ đành phải rặn tiếp thôi, và bé cưng sẽ ra đời.

16 suy nghĩ của mẹ bầu lúc vượt cạn

6 trường hợp bắt buộc phải sinh mổ
Mẹ bầu thường nghĩ đến sinh mổ vì sợ mình không chịu đựng nổi sự đau đớn lúc sinh thường. Tuy nhiên, chỉ với 6 trường hợp sau, mẹ mới nên chọn sinh mổ!

10/ Suy nghĩ lúc sinh: Tôi sẽ không bao giờ đẻ nữa đâu

Không đợi đến lúc sinh xong, ngay trong quá trình vượt cạn, bạn thề với lòng mình sẽ không bao giờ mang thai lần nữa, không bao giờ sinh đứa thứ hai. Quá đau đớn mà.

11/ Suy nghĩ lúc sinh: Thật xứng đáng!

Khi bé yêu ra đời, mọi đau đớn về thể chất với mẹ bỗng nhiên tan biến hẳn. Ngắm nhìn thiên thần bé xinh, còn gì xứng đáng hơn nữa phải không mẹ ơi?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *