17 dấu hiệu có thai chính xác nhất (Phần 2)

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

17 dấu hiệu có thai chính xác nhất (Phần 2)

– Xem thêm: 17 dấu hiệu có thai chính xác nhất (phần 1)

9. Rối loạn thói quen ăn uống
Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dấu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.

17 dấu hiệu có thai chính xác nhất (Phần 2)

20 dấu hiệu mang thai sớm và chuẩn xác nhất
Không cần đợi tới khi que thử thai hiện lên 2 vạch chói mắt bạn mới biết mình đã có thai. Với 20 dấu hiệu mang thai dưới đây, bạn có thể chắc chắn về sự tồn tại của một sinh linh bé nhỏ trong bụng mình rồi đấy!

10. Táo bón và đầy hơi
Táo bón là hiện tượng thường thấy của mẹ bầu và triệu chứng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng thường gặp hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày nên uống từ 7-8 cốc nước nha mẹ.

11. Tâm trạng thất thường
Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất. Lúc này, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này.

17 dấu hiệu có thai chính xác nhất (Phần 2)

Hãy nói trước cho ông xã của mình biết để có được sự cảm thông và chia sẻ từ phía chàng với sự mệt mỏi, tâm trạng thất thường của bạn. Đó chính là điều quan trọng nhất.

12. Thân nhiệt bất thường
Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

13. Nhạy cảm với mùi
Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

14. Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.

Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.

15. Ra máu ngoài kỳ kinh
Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.

– Xem thêm: Chảy máu trong thai kỳ

16. Trễ kinh
Đây là một trong những triệu chứng chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

17. Dương tính với thử máu, nước tiểu
Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.

Cách đơn giản nhất là thực hiện thử nước tiểu tại nhà với bộ que thử mua tại nhà thuốc. Loại đắt nhất không hẳn đã là thứ tốt nhất. Bạn nên sử dụng hàng có thương hiệu hoặc đã được người quen, bạn bè tin dùng. Bạn nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, cũng là lúc mức HCG đạt ngưỡng cao nhất.

Hãy mua 2 bộ que thử. Bạn đang ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, vì vậy việc ra kết quả không chính xác là điều có thể xảy ra. Nếu có thể lặp lại thử nghiệm một lần nữa để so sánh kết quả thì càng tốt.

Để xét nghiệm máu, bạn cần đến một phòng khám thai. Xét nghiệm máu tìm hormon HCG cho kết quả hoàn toàn chính xác, để bạn có thể yên tâm chuẩn bị cho giai đoạn 9 tháng mang bầu. Nếu bạn thật sự đã cấn thai, chúc bạn sẽ được mẹ tròn con vuông vào khoảng 9 tháng nữa.

Trang Vàng

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *