2 trò chơi giúp "bật công tắc" cho các giác quan

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

2 trò chơi giúp "bật công tắc" cho các giác quan

1/ Trò chơi cho bé: Nhanh tay, nhanh mắt

Trong giai đoạn từ 2 đến 4 tháng, các kỹ năng chụp với, đập nhẹ vào đồ vật của bé khá hoàn hảo. Bé sẽ cực kỳ phấn khích khi nhìn thấy những đồ chơi mới được treo trên cao và cố gắng rướn người, giơ tay để chạm tới những đồ vật này. Không chỉ mang lại cảm giác vui thích cho bé, đây cũng là trò chơi giúp phát triển khả năng phối hợp các vận động ở bé.

Độ tuổi thích hợp: 2- 6 tháng tuổi

Vật dụng cần thiết: Dây, muỗng nhựa, lúc lắc hoặc những quả bóng len… Lưu ý không nên chọn những vật quá nhỏ, có thể gây nghẹn cho bé nếu lỡ nuốt phải.

2 trò chơi giúp "bật công tắc" cho các giác quan

Ngoài muỗng, mẹ cũng có thể dùng dây treo những vật khác có kích thước tương tự

Cách chơi với bé:

Đầu tiên, lấy những sợi dây chắc chắn như dây cước câu cá để treo những quả lúc lắc, bóng len hay muỗng… lên cao. Chú ý khoảng cách từ đồ vật đến bé vừa đủ cho bé cưng có thể chạm nhẹ. Không quá gần để tránh trường hợp bé chụp được rồi cho vào miệng nhưng cũng không quá xa để bé không phải “cố gắng trong vô vọng”. Sau vài phút, mẹ có thể đổi đồ chơi để bé không cảm thấy chán

2/ Trò chơi cho bé phát triển xúc giác

Trẻ nhỏ rất thích cảm giác được chạm sờ và cảm nhận các chất liệu khác nhau như vải sợi chẳng hạn. Cảm giác khám phá này sẽ giúp cho xúc giác của bé phát triển tốt hơn.

2 trò chơi giúp "bật công tắc" cho các giác quan

Mỗi một chất liệu vải khác nhau sẽ mang lại cho bé những cảm nhận riêng biệt

Độ tuổi thích hợp: 0-6 tháng tuổi

Vật dụng cần thiết: 5-10 miếng vải hoặc khăn lau với nhiều chất liệu khác nhau như vải sợi, tơ tằm, da, lông…

Cách chơi:

Xếp chồng các vật liệu đã chuẩn bị với nhau rồi rút từng loại một ra đưa cho bé. Mẹ có thể cho bé tha hồ vò, kéo theo cách mà bé muốn để cảm nhận, sau đó quan sát xem bé có vẻ thích loại chất liệu nào hơn. Mỗi lần cho bé thử, mẹ nên trò chuyện với bé xem bé đang cảm nhận như thế nào và chỉ nên dùng những từ cụ thể để nói đến từng chất liệu, ví dụ “con có thấy nó mịn không?” hay “con có thấy tay con ấm hơn không?”… Và khi lớn hơn một chút, bé sẽ có thể tự mình với lấy từng vật liệu. Trẻ ở độ tuổi này thường thích cho mọi thứ vào miệng, nên mẹ cần đảm bảo độ vệ sinh của những vật liệu. Đặc biệt lưu ý kích thước của từng miếng vải, tránh cho bé bị nghẹn hoặc bị ngộp thở khi chơi với chúng. Không nên cho bé chơi với những vật liệu nào mà mình không muốn nó bị ướt.

2 trò chơi giúp "bật công tắc" cho các giác quan

Trò chơi cho bé dưới 6 tháng: Ống nhỏ và mùi hương
Vừa mang lại cho bé khoảng thời gian vui vẻ, vừa giúp bé cưng phát triển khả năng thính giác và khứu giác của mình ngay từ khi còn nhỏ, 2 trò chơi sau đây hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bất ngờ thú vị cho cả mẹ và con

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *