3 buổi khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua

shape

30 Nov

Martin NguyenNov 30, 2019

3 buổi khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua

1/ Giai đoạn tuần thứ 11 -14 của thai kỳ: Đo độ mờ da gáy

Từ tuần thứ 14 trở đi, những chất dịch dư thừa ở vùng gáy của bé sẽ được hệ thống bạch huyết hấp thụ hết, và khó có thể phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào.  Ngược lại trước tuần thứ 11, thai nhi còn quá nhỏ để có thể chẩn đoán kết quả một cách chính xác nhất. Do đó, giai đoạn từ tuần 11-14 là “cơ hội” duy nhất để các bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ thông báo tuổi thai và việc mẹ đang mang thai đơn hay thai đôi trong giai đoạn này.

3 buổi khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua

Ý nghĩa của việc siêu âm độ mờ da gáy
Siêu âm độ mờ da gáy là một trong những xét nghiệm quan trọng, giúp phát hiện nguy cơ bị hội chứng Down ngay từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Đối với một bà mẹ khỏe mạnh, thông tin về độ mờ da gáy là chỉ số đáng chú ý nhất ở tam cá nguyệt đầu tiên

2/ Giai đoạn tuần thứ 21-24 của thai kỳ: Chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh

Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này gần như hoàn chỉnh, và hầu hết các cơ quan bên trong đều được các bác sĩ kiểm tra cẩn thận nhờ siêu âm. Nếu chú ý, mẹ cũng có thể quan sát sự phát triển của não, tim, phổi, thận, hai tay và chân của con. Những phát triển bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, khuyết tật ở các cơ quan nội tạng cũng được phát hiện trong giai đoạn này.

3 buổi khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua

Dị tật thai nhi: 6 nguyên nhân do mẹ
Ngoài lỗi nhiễm sắc thể, dị tật thai nhi còn có nguy cơ tăng cao nếu mẹ bầu mắc phải 1 trong 6 lỗi lầm sau. Tham khảo để tránh xa mẹ bầu nhé!

3/ Giai đoạn tuần thứ 30-32 của thai kỳ: “Chốt” trước khi sinh

Những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não xuất hiện muộn sẽ được phát hiện trong giai đoạn này. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ một lần nữa để phát hiện những bất thường của nhau thai, vị trí thai nhi và tình trạng nước ối. Ở lần khám thai này, nếu phát hiện dị tật thai nhi, bạn khó có thể làm gì để thay đổi tình hình. Tuy nhiên, bạn có thể chọn cách ứng phó cho mình như chọn nơi sinh, chọn cách sinh, và lên kế hoạch chăm sóc con sau này.

3 buổi khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua

Sinh mổ hay sinh thường? Lần khám thai này có thể là tiền đề giúp bầu trả lời câu hỏi này

4/ Lưu ý khi đi khám thai

– Mang theo sổ khám bệnh, toa thuốc hoặc danh sách các loại thuốc đang sử dụng: Những thứ này sẽ cung cấp một “nền tảng” nhất định để bác sĩ có thể dự đoán chính xác và cái nhìn tổng quan về sức khỏe của mẹ bầu.

– Liệt kê một danh sách những thắc mắc trong thai kỳ: Bầu nên ghi sẵn ra giấy hoặc “note” lại trong điện thoại, đề phòng trường hợp “lỡ quên” khi đi khám thai.

– Nếu có thể, bầu nên đưa anh xã đi cùng trong 3 buổi khám thai quan trọng này. Có người “tháp tùng”, bạn sẽ tự tin và thoải mái hơn nhiều.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Địa chỉ khám thai ở Hà Nội
  • Khám thai ở bác sĩ tư hay trong bệnh viện?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *