3 sai lầm khi xử lý vết cắn của kiến ba khoang
Không phải là một “sinh vật lạ” mới xuất hiện trong thời gian gần đây, kiến ba khoang có tên gọi khoa học là Paederus fuscipest thuộc họ Staphilinidae, là con vật đã sống trên những cánh đồng Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, kiến ba khoang là một động vật hiền lành và hiếm khi tấn công con người. Tuy nhiên, chính bản năng bảo vệ tự nhiên của loài kiến này lại khiến con người chúng ta phải dè chừng.
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trong cơ thể kiến ba khoang có tồn tại một loại độc chất có tên gọi pederin, có thể gây bỏng và viêm da ngay khi tiếp xúc. Trong quá trình tương tác giữa các chất trong cơ thể và các loại ký sinh trùng, pederin được hình thành, giúp loài kiến này có thể tự bảo vệ mình khỏi kẻ thù tự nhiên. Tồn tại trong cơ thể nên khi bị giết chết bằng tay, chất pederin sẽ tiết ra mạnh mẽ nhất, làm phồng, rộp da. Không biết điều này nên rất nhiều mẹ đã “tay không” giết kiến và lãnh nhiều hậu quả nặng nề. Cùng MarryBaby tìm hiểu 3 sai lầm thường gặp của rất nhiều mẹ khi đối mặt với kiến ba khoang và rút kinh nghiệm cho bản thân, mẹ nhé!
So với người lớn, nguy cơ trẻ bị viêm da sẽ cao hơn rất nhiều
1/ Tay không diệt kiến
Lo sợ con bị kiến cắn nên ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện trong tầm ngắm, nhiều mẹ đã nhanh tay “trừ khử” ngay. Tuy nhiên, ngay chính lúc mẹ dùng tay giết kiến, chất độc pederin có thể bị tiết ra, dính vào da của bé và ngay cả da của mẹ gây phồng rộp, ngứa rát. Để tránh trường hợp này, khi nhìn thấy “kẻ địch”, mẹ nên dùng giấy báo hoặc bất kỳ vật dùng nào để đuổi chúng ra khỏi người con trước đã nhé! Tuyệt đối không dùng tay không bắt hay giết kiến.
2/ Xử dụng thuốc “tự chế” cho con
Thấy da của con có dấu hiệu phồng rộp, sưng đỏ, mẹ tự ý dùng một vài loại thuốc “dân gian” đắp lên da của con với hy vọng có thể làm vết thương của bé dễ chịu hơn. Thực tế, điều này chỉ khiến nguy cơ viêm nhiễm trên da của bé trở nên nguy hiểm hơn.
Trong những trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn, mẹ nên sử dụng hồ nước bôi lên da của con để làm mát và tránh làm da bị phồng rộp. Thậm chí nếu da con đã lỡ bị sưng, mẹ cũng có thể dùng hồ nước để làm dịu vết thương cho bé. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen để sát khuẩn.
3/ Không đưa con đi khám kịp thời
Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch rất kém nên các vết cắn có thể dễ dàng trở nên viêm nhiễm hơn so với người lớn. Đặc biệt, trẻ con chưa ý thức được nên rất thường xuyên gãi, càng khiến nguy cơ bị bội nhiễm cao hơn. Chính vì vậy, ngay khi thấy vết thương của bé trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.
Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn
Hầu hết các vết côn trùng cắn gây khó chịu nhưng không đe dọa tính mạng, trừ khi bé bị dị ứng với nọc độc của côn trùng.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Chữa vết sẹo do muỗi, kiến cắn
- Khi bé bị muỗi, kiến cắn
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.