3 thủ thuật y khoa xử lý thai chết lưu phổ biến

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

3 thủ thuật y khoa xử lý thai chết lưu phổ biến

Khi biết thai lưu và phải xử lý thai chết lưu ngay không một người mẹ nào không đau đớn. Nỗi buồn vô hạn ấy phải mất một thời gian mới có thể quên đi. Đau thắt lòng khi biết thai lưu mà không rõ nguyên nhân từ đâu càng khiến mẹ thêm tự trách mình.

Tình trạng thai chết lưu nếu không được xử lý kịp thời trong những tháng đầu của thai kỳ và cả quá trình mang thai, người mẹ phải đối mặt những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh các thủ thuật y khoa thì liệu pháp ổn định tâm lý cũng rất cần thiết với thai phụ.

Hiện tượng thai chết lưu

Thai chết lưu là gì?: Khi một phôi thai đã vào tử cung, nó sẽ tiếp tục phát triển để trở thành một thai nhi hoàn chỉnh. Trong trường hợp thai lưu, thai đã không còn sự sống nhưng vẫn lưu lại trong tử cung của mẹ. Thai lưu lại trong tử cung của mẹ quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa, hoại tử dẫn đến mẹ dễ bị nhiễm trùng và có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

3 thủ thuật y khoa xử lý thai chết lưu phổ biến

Phải bỏ đi mầm sống khiến thai phụ dễ bị sang chấn tâm lý và luôn cần được chia sẻ

Nguyên nhân: Có thể đến từ phía mẹ như mẹ mắc bệnh mãn tính, bị nhiễm trùng, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc do tai nạn hoặc nhiễm độc thai nghén. Từ phía thai nhi là do bất thường nhiễm sắc thể và bất thường ở dây rốn, bánh nhau.

Dấu hiệu nhận biết: Không nhận thấy chuyển động của thai nhi, vỡ ối, ra máu đen, tử cung không phát triển, không nghe được tim thai.

Trong trường hợp thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ, tức là trước 12 tuần có thể tự tiêu biến đi mà chính người mẹ cũng không biết mình đã có thai.  Nếu thai đã lớn khoảng 3-6 tháng thì có hiện tượng sảy thai hoặc phải sinh non nếu trên 6 tháng. Thời hạn từ khi thai chết đến lúc sảy hoặc sinh ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau.

Quá trình sảy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sảy hoặc đẻ bình thường, nhưng thời gian dọa sảy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn.

Lúc này, những cơn co bóp của dạ con đau đớn hơn, cổ tử cung phải mở hết cỡ thai mới ra được. Nguy hiểm hơn, một số trường hợp thai chết không bị sảy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, do vậy nếu không lấy ra sớm thì bà mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.

3 thủ thuật y khoa xử lý thai chết lưu phổ biến

Các chứng viêm nhiễm khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi, trong đó có những thay đổi làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ nên biết về các bệnh nhiễm trùng thường gặp cùng triệu chứng tiêu biểu để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời.

Các thủ thuật y trong xử lý thai chết lưu

Trường hợp thai lưu mà tuổi thai còn nhỏ nên có thể tự tiêu biến mà không cần sự can thiệp của thủ thuật y khoa nào. Với những trường hợp còn lại, có 3 phương pháp xử lý thai chết lưu phổ biến sau:

1. Gây khởi phát chuyển dạ

Hầu hết các mẹ khi biết thai chết lưu đều muốn được chuyển dạ và sinh sớm. Trong trường hợp thai phụ chưa tự chuyển dạ được sau 2 tuần thai chết lưu, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hoặc dùng thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ. Nếuthai chết lưu trong tử cung lâu sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho mẹ.

3 thủ thuật y khoa xử lý thai chết lưu phổ biến

Khi cần thiết bắt buộc phải sử dụng các thủ thuật y khoa để xử lý thai lưu

2. Nong cổ tử cung và hút

Nếu quyết định để bác sĩ sẽ nong cổ tử cung và dùng dụng cụ để lấy thai chết lưu ra ngoài. mẹ sẽ khó biết được chính xác thông tin vì sao thai chết lưu.  Ở một số trường hợp cần phải thực hiện thì phải theo dõi chảy máu sau nạo và kiểm tra xem có sót nhau không. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh tránh viêm nhiễm.

3. Mổ lấy thai

Bác sĩ sẽ thực hiện ca sinh mổ để lấy thai ra khỏi bụng mẹ.

3 thủ thuật y khoa xử lý thai chết lưu phổ biến

Những điều cần lưu ý khi sinh mổ chủ động
Đa phần các trường hợp sinh mổ chủ động thường do mẹ hoặc thai nhi có vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ bầu quyết định mổ lấy thai để chọn ngày sinh cho con ưng ý

Bao lâu thì nên có thai lại?

Nếu muốn sớm có thai lại mẹ cũng cần một khoảng thời gian từ 3-6 tháng để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh  thần. Khi bạn cảm thấy có ham muốn tình dục trở lại là lúc bạn có thể giao hợp được. Trong thời gian ngắn vài tháng này, bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

Ngoài ra trong thời gian chờ có thai lại, vợ chồng nên làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi.

Như vậy, xử lý thai chết lưu càng sớm càng tốt cho mẹ và cho cả lần mang thai kế tiếp được an toàn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *