30 mẹo chăm sóc con trong 30 ngày đầu làm mẹ (Phần 1)
Gợi ý cách chăm bé
Trẻ sơ sinh chỉ có ăn, ăn và ăn. Ban đầu, gần như chắc chắn là mọi thứ sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ. Từ đau núm vú cho tới những chốt cài áo ngực cứng đầu, việc chăm bé dường như nhấn chìm lấy bạn.
1. Phụ nữ tìm đến sự giúp đỡ có tỉ lệ thành công cao hơn. Hãy nghĩ đến những cách để bảo đảm sự thành công trước cả khi bạn sinh bé. Đơn giản nhất, nói chuyện với những người bạn đã có kinh nghiệm nuôi con, hỏi các bác sĩ nhi khoa hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con, là những điều bạn nên làm.
2. Tận dụng “tài nguyên” của bệnh viện. Bạn có thể học mọi thứ về nuôi con bằng sữa mẹ trước khi rời khỏi bệnh viện. Hãy hỏi bệnh viện phụ sản nơi bạn sinh bé xem liệu có các lớp hướng dẫn nuôi con hoặc bác sĩ tư vấn cách chăm sóc con hay không. Bạn hãy gọi y tá mỗi khi bạn sẵn sàng cho con bú và tranh thủ hỏi y tá những lời khuyên trong việc chăm sóc bé.
3.Chuẩn bị sẵn sàng. Tại nhà, khi nghe bé khóc đòi mẹ, bạn sẽ dễ dàng muốn vứt hết mọi thứ để cho bé bú. Tuy nhiên, bạn nên chăm sóc cho bản thân của bạn trước vì một người mẹ khỏe mạnh mới có thể chăm con tốt. Hãy rót cho mình một ly nước và một quyển sách hay tạp chí để đọc. Và còn một điều tế nhị nữa, hãy đi tiểu trước khi bắt đầu cho bé bú vì bạn nên biết rằng việc cho bé bú sẽ tốn kha khá thời gian đấy.
4. Hãy thử một miếng gạc ấm nếu ngực bạn căng sữa hoặc bị tắc sữa. Bạn cũng có thể thay bằng một miếng đệm nóng hoặc một chiếc khăn ẩm và ấm, nhưng bông trang điểm (thường được bán với các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên) thì tốt hơn. Bạn hãy làm nóng miếng gạc hoặc bông trang điểm trong lò vi sóng và áp nó lên ngực bạn.
5. Nhiệt giúp tiết sữa, nhưng nếu ngực bạn bị đau sau khi cho con bú, hãy thử túi chườm lạnh. Hiệu quả rất nhiều.
6. Nếu bạn muốn tập cho bé bú bình, chỉ nên cho bé tập bú bình sau một thời gian cho bé bú bằng sữa mẹ, nhưng phải trước cột mốc 3 tháng. Theo nhiều chuyên gia thì trong khoảng từ tuần thứ 6 đến 8 là ổn. Tuy nhiên, nếu chẳng đặng đừng thì bạn cũng có thể tập cho bé bú bình sớm hơn, chẳng hạn mỗi ngày bú bình một lần từ khoảng tuần thứ 3 chẳng hạn.
Giấc ngủ
Trẻ sơ sinh thường ngủ đến 16 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn. Thế nên kết quả là bạn sẽ cảm giác như luôn trong tình trạng báo động và mất sức nhiều hơn bạn tưởng. Nên nhớ, cho dù bạn khỏe mạnh đến đâu thì cũng khó mà không thay tâm đổi tính khi thiếu ngủ.
Ngủ cùng giấc với bé là lời khuyên tốt nhất cho bạn khi chăm bé
7. Tránh giám sát đến mệt nhoài. Chỉ vì duy nhất một mục tiêu: chăm cho bé. Nhưng nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ hoặc thấy mệt mỏi và bực bội hoặc chỉ cảm thấy mệt. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên dừng ở ngưỡng chỉ cảm thấy mệt thôi nhé.
8. Thay ca. Một đêm mẹ chăm bé, sau đó tới lượt cha của bé. Bằng cách này hay cách khác, cha và mẹ cần chia đều thời gian chăm sóc bé cho phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho cả hai. Ví dụ bạn có thể thức đêm chăm bé rồi mới ngủ, còn chồng bạn có thể chăm bé vào buổi sáng khi bạn ngủ, và chợp mắt nghỉ sau đó khi bạn thức giấc.
9. Ngủ khi bé ngủ thật sự là lời khuyên tốt nhất cho bạn. Bạn nên bắt đầu tập ngủ sớm cùng giấc với bé.
10. Nếu bé của bạn khó ngủ thì sao? Hãy làm bất cứ gì có thể: cho bé bú hoặc đung đưa cho bé dễ ngủ, hoặc nếu cần bạn cũng có thể để bé ngủ trên ngực bạn hoặc trên xe hơi. Tốt nhất bạn đừng lo lắng gì về những thói quen xấu làm gì. Tất cả lúc này điều bạn cần làm là sự sống còn cho chính bạn.
Dỗ bé
Việc giải mã bé thật sự muốn gì trong những tuần đầu tiên thật sự rất khó khăn. Nhưng rồi bạn sẽ học được dựa vào việc thử và sai.
11. Chìa khóa để dỗ bé khóc quấy là bắt chước tử cung “dỗ dành” khi bé còn trong bụng mẹ. Bọc tã, suỵt, và đung đưa, cũng như cho bé bú và ẵm ngang người bé, có thể kích thích phản xạ làm dịu.
12. Mở nhạc. Hãy quên đi những mớ lý thuyết không rõ ràng rằng âm nhạc sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Thay vào đó, bạn sẽ tập trung vào một thực tế là âm nhạc có khả năng dỗ bé.
13. Làm ấm mọi thứ. Thay tã có thể gây kích thích cho làn da nhạy cảm của bé. Để tránh gây kích động bé trong trường hợp này, bạn có thể dùng khăn giấy và bình bơm nước ấm để lau cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua máy làm nóng khăn bằng điện để sử dụng hàng ngày nếu bé của bạn nhạy cảm.
14. Bạn sẽ cần đến những “chiêu” khác nữa. Một bà mẹ đã bật mí độc chiêu “quỳ gối khom người ẵm bé vỗ vỗ vào lưng” đã giúp bé gái của cô nín khóc.
15. Ngâm nước để làm dịu. Nếu mọi cách đều thất bại và bé của bạn đã rụng dây rốn, hãy thử tắm nước ấm cùng với bé. Như thế, bạn cũng sẽ được thư giãn, và một bà mẹ khi đang thư thái có thể dỗ bé dễ dàng hơn.
Linh Lan
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.