30 mẹo chăm sóc con trong 30 ngày đầu làm mẹ (Phần 2)

shape

31 Oct

Khanh ElisaOct 31, 2019

30 mẹo chăm sóc con trong 30 ngày đầu làm mẹ (Phần 2)

Lôi cha bé vào cuộc

Khi bạn sinh bé, chồng bạn có thể bị “bỏ phí”. Điều này tùy thuộc vào bạn, hãy giao bé cho chồng và để anh ấy giúp bạn một tay, như những gì bạn đang làm.

16. Để mặc anh ấy với con. Nhiều ông bố lần đầu lên chức ngần ngại phải nhúng tay vào vì lo ngại sẽ làm sai và chịu cơn thịnh nộ của cô vợ mọi ngày dịu dàng bỗng thành sư tử. Tuy vậy, không có sai lầm thì không có thành công, do vậy mà các bà mẹ cần phải “cho phép” các đức lang quân gây những sai lầm khi chăm sóc bé thay bạn, mà không chỉ trích họ.

30 mẹo chăm sóc con trong 30 ngày đầu làm mẹ (Phần 2)

Hãy để chồng chia sẻ việc chăm con cùng bạn

17. Đề nghị chồng tận dụng ngày phép ở công ty sau khi người thân trong gia đình đã “rút lui” khỏi việc giúp bạn chăm em bé. Như thế bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn, và cũng có thời gian riêng tư bên bé hơn.

18. Chia sẻ công việc. Các ông bố hoàn toàn có thể gánh bớt việc cho bạn, chẳng hạn phụ trách phần dọn dẹp và đi siêu thị. Tất nhiên, chồng bạn cũng cần chăm bé giúp bạn một lúc nào đấy để các bà vợ có chút thời gian nghỉ ngơi và riêng tư.

19. Đừng quên rằng các ông bố nhiều cảm xúc. Bạn có thể gợi ý chồng bạn cởi trần và đặt bé lên ngực khi chợp mắt một chút. Có thể chồng bạn sẽ yêu tiếng nhịp tim hai cha con cùng đập chung đấy.

Giữ tinh thần thoải mái

Cho dù bạn dâng trào cảm xúc thế nào khi làm mẹ, nhưng việc liên tục đáp ứng cho nhu cầu của bé có thể rút cạn sức lực của bạn. Hãy tìm những cách để tự chăm sóc bản thân bằng cách hạ thấp kỳ vọng và tranh thủ những khoảng nghỉ ngơi ngắn ngủi.

20. Trước tiên, hãy bỏ qua những lời khuyên mơ hồ hoặc không mong muốn. Sau cùng thì chính bạn mới là cha mẹ của bé, vì thế chỉ có bạn mới có thể quyết định điều gì là tốt nhất.

21. Quên đi việc nội trợ trong vài tháng đầu. Hãy tập trung vào việc làm quen và hiểu tâm ý bé yêu của bạn. Thế nên, nếu ai đó nói bạn rằng nhà dơ hay chồng chén chưa rửa, hãy mỉm cười và dúi vào tay họ khăn lau bụi hoặc chai nước rửa chén nhé!

22. Nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai tốt bụng hoặc… ngây thơ đến mức tự “ướm lời”. Có nghĩa là nếu may mắn có một chị hàng xóm hàng xóm qua chơi và ngỏ ý sẽ giữ bé cho bạn tắm, đừng chần chừ mà không gật đầu đồng ý ngay!

23. Có nhiều người muốn giúp bạn nhưng không biết phải làm gì? Đừng ngần ngại nói cho mọi người biết chính xác bạn cần gì. Cả đời không dễ gì có cơ hội để bạn có thể sai mọi người làm việc này việc kia cho bạn đâu!

24. Nhưng đừng để mọi người làm những việc vặt, chẳng hạn như thay tã vốn chỉ tốn của bạn hai phút. Hãy để mọi người làm những việc tốn nhiều thời gian hơn như làm bếp, dọn dẹp nhà cửa và đi mua tã cho bé.

25. Tái “nối kết”. Để tránh cảm giác bị tách biệt khỏi thế giới, thỉnh thoảng bạn hãy một mình bước ra ngoài dạo phố, dù chỉ 5 phút cũng được.

Ra phố cùng bé

26. Dự phòng người hộ tống. Hãy chọn địa điểm cho chuyến du hành đầu tiên là một nơi công cộng, rộng rãi cùng với một bà mẹ giàu kinh nghiệm. Chỉ như vậy, bạn mới có được sự hỗ trợ cần thiết mà không phải bối rối khi lần đầu đi mua sắm với cục cưng của mình.

27. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy đến những nơi có khả năng chào đón bé, như đọc sách ở thư viện hoặc tiệm sách.

28. Giữ tã của bé gọn gàng trong một chiếc túi. Không có gì tệ hơn khi bé cần đến thì bạn lại phải lục tung đồ mà kiếm tã cho bé.

29. Mang theo đồ dự phòng. Nếu bạn không muốn bị bắt gặp đang đi ngoài phố với bé yêu trên tay nhưng trên người dính đầy thứ mà ai-cũng-biết-là-gì-đấy của bé thì hãy luôn nhớ mang theo một bộ đồ dự phòng cho bạn trong túi tã của bé.

30. Cuối cùng, “phóng lao thì theo lao”. Hãy giữ các kế hoạch của bạn đơn giản và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hủy chúng bất kỳ lúc nào.

Bạn hãy nhớ rằng mọi người đều có thể vượt qua thì bạn cũng làm được. Chẳng bao lâu rồi bạn sẽ được tưởng thưởng bằng nụ cười đầu tiên của bé yêu, và điều đó sẽ bù đắp cho tất cả những chuyện “đau cả điền” ban đầu.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *