4 bí mật để khởi đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ

shape

01 Jan

Julia PhạmJan 01, 2020

4 bí mật để khởi đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ

Những lời khuyên thiết thực dưới đây sẽ rất có ích cho mẹ trong hành trình thực hiện thiên chức nuôi con bằng sữa mẹ của mình.

1. Hiểu điều con muốn nói

Mẹ biết không, em bé nào cũng được sinh ra với các phản xạ tự nhiên giúp bé tồn tại. Hai phản xạ cần thiết nhất đối với việc bú sữa mẹ là phản xạ tìm vú và phản xạ bú. Khi mẹ thấy bé mở miệng để tìm kiếm tung tích của núm vú, hay khi bé liên tục mút môi, bú ngón tay, đó là cách để thông báo với mẹ rằng “mẹ ơi, con đói bụng”. Tiếp đến, nếu bé bắt đầu khóc, đó là cách để nhấn mạnh cảm xúc và để mẹ biết rằng “mẹ ơi, con đã cố gắng nói với mẹ rằng con đói, nhưng mẹ đã bỏ qua các tín hiệu mất rồi”. Khi mẹ nhanh chóng nắm bắt được các biểu hiện đói bụng của con, mẹ sẽ nhanh chóng đáp ứng và kết quả là con được bú mẹ nhiều và thường xuyên hơn. Việc cho con bú thường xuyên cũng giúp kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

4 bí mật để khởi đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ

Việc nuôi con bằng sữa mẹ tưởng chừng hoàn toàn tự nhiên lại gây khó khăn cho rất nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm

2. Chuẩn bị cho đêm đầu tiên ở nhà

Rất nhiều bà mẹ trải qua đêm đầu tiên tại nhà cùng bé với rất nhiều vất vả. Bé dường như thức cả đêm để bú mẹ, trong khi đó, ngực mẹ lại mềm và có cảm giác như không đủ sữa cho con bú. Trước cảm giác áp lực này, mẹ rất dễ có khuynh hướng tìm đến sữa bột để đảm bảo con no bụng. Khi gặp phải trường hợp này, mẹ nên bình tĩnh và xem bé có làm ướt nhiều tã không, có đi tiêu đủ không. Việc bé muốn bú mẹ nhiều hơn chỉ là một dấu hiệu để báo cho mẹ biết rằng bé đang cần nhiều sữa hơn. Điều này cũng là một lẽ tự nhiên, vì bé con sẽ càng ngày càng lớn hơn và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Việc vội vã sử dụng sữa bột thay vì cho con bú có thể sẽ dẫn đến việc mẹ bị ít sữa trong tương lai và cảm thấy áp lực nặng nề với chuyện nuôi con bằng sữa mẹ. Sư thật là, trong vòng 40 giờ đầu sau sinh, các hormone kích thích sản xuất sữa già sẽ được tiết ra nhiều và bắt đầu gia tăng lượng sữa mẹ đến một mức ổn định và dồi dào. Nếu mẹ không tranh thủ cho bé bú trong những ngày đầu tiên, mẹ sẽ bỏ lỡ cánh cửa cơ hội lớn nhất để gia tăng lượng sữa.

3. Mẹ sẽ không bị đau núm vú

Đừng để việc nuôi con bằng sữa mẹ khởi đầu với bao nhiêu chán nản, thất vọng vì những cơn đau núm vú hay bầu ngực cứ liên tục quấy rầy. Bí quyết để không bị nứt núm vú hay đau khi cho con bú là cho con bú đúng tư thế và sao cho miệng bé ngậm gần hết quầng vú mẹ. Nếu bé ngậm ti mẹ quá nông sẽ làm mẹ bị đau và bản thân bé không bú được nhiều sữa. Để hạn chế đau bầu ngực do tắc tia sữa, mẹ nhớ cho bé bú hết một bên ngưc thì mới chuyển sang bên còn lại và hút hết sữa khi bé bú xong. Mẹ có thể trữ đông sữa đã hút/ vắt để dự trữ cho bé. Ngoài ra, mẹ nhớ vệ sinh đầu ngực sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng hoặc có chất cặn làm tắc tia sữa.

4 bí mật để khởi đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ

9 mẹo hay giúp giảm đau ngực khi cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời, chỉ trừ vấn đề "trục trặc" khi người mẹ bị đau ngực. 10 mẹo sau đây sẽ rất hữu ích cho mẹ trong trường hợp này đấy!

4. Mẹ cần được giúp đỡ

Chắc chắn mẹ sẽ cần rất nhiều sự trợ giúp khi nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là ở những ngày đầu tiên. Trong tuần đầu sau sinh, mẹ vừa phải loay hoay làm quen với việc cho con bú rất nhiều lần trong ngày, vừa trải qua trạng thái sức khỏe yếu ớt, chưa hồi phục sau ca vượt cạn dài. Với điều kiện này, mẹ sẽ càng mệt mỏi khi phải thức đêm để thay tã, dỗ con ngủ hay cho con bú. Không lúc nào mẹ cần đến các “viện binh” hơn khoảng thời gian này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự giúp đỡ của nửa kia chính là chìa khóa quan trọng nhất giúp các mẹ mới sinh vượt qua thử thách. Ngoài ra, những người đã có kinh nghiệm như anh, chị em, bạn bè hay mẹ của bạn, mẹ chồng cũng là người bạn đồng hành không thể thiếu để mỗi sớm, mỗi khuya mẹ được đông viên, cho lời khuyên trước những tình huống thực tế xảy ra. Trong những ngày đầu, ngay cả việc trớ sữa, khóc đêm, việc bé đi tiêu nhiều/ít hay nhịp thở của bé không đều cũng khiến mẹ lo lắng không yên. Việc vận dụng tất cả những nguồn hỗ trợ trong khả năng sẽ giúp mẹ củng cố tinh thần rất nhiều và mau chóng phục hồi để làm tốt vai trò mới của mình.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *