4 thói quen của ba mẹ tác động xấu đến trẻ
1/ Không kiềm chế cảm xúc
Khi còn là một đứa trẻ, bạn sẵn sàng bật khóc hoặc hét lớn khi gặp chuyện để giải tỏa cảm xúc. Tuy nhiên, đã là người lớn, nhất là đã trở thành ba mẹ, tốt nhất bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc của mình. Thông thường, áp lực công việc và cuộc sống rất dễ làm bạn stress, vì vậy không ít lần bạn bực dọc hét lớn với con khi gặp chuyện khó chịu.
Đừng hành động thái quá trước mặt con trẻ
Mẹ có biết hành động này ảnh hưởng thế nào đến con không? Tâm lý của bé sẽ không ổn định, nhạy cảm và dễ bị tác động. Khi gặp chuyện không vừa lòng, bé không biết giải quyết thế nào ngoài cách hét lớn, khóc lóc và bực dọc.
2/ Không chia sẻ với con
Có những chuyện mẹ đừng nên che giấu con, đặc biệt là mặt cảm xúc. Nếu có thể, ba mẹ nên chia sẻ cho con theo hướng tích cực và nhẹ nhàng hơn. Giải thích cho bé hiểu sự lo lắng hay nỗi buồn đó tương tự như chuyện gì bé đã từng gặp. Chẳng hạn mẹ đang gặp khó khăn khi làm việc cùng sếp mới, cũng như khi con phải làm quen với giáo viên mới khi lên lớp vậy.
Đừng để bé yêu sống trong một thế giới cổ tích đầy màu hồng. Hơn nữa, trẻ cũng cực kỳ nhạy cảm. Khi mẹ có chuyện buồn nhưng lại nói là không, bé dù nghe nhưng vẫn hoài nghi trong lòng, liệu nguyên nhân làm mẹ buồn có phải do mình hay không. Dần dà, bé con nhà bạn sẽ trở nên khép kín, không biết cách sẻ chia và che giấu cảm xúc y chang ba mẹ đấy.
3/ Yêu cầu kiểu câu hỏi
“Con có thể dọn đồ chơi được không?”. Mẹ có biết yêu cầu kiểu này là đang cho bé thêm cơ hội trả lời không thay vì có? Thế nên, không có gì lạ khi bé có thể làm lơ và bỏ qua lời đề nghị của mẹ. Lúc này, chắc có lẽ mẹ phải nổi đóa lên vì bé không chịu nghe lời.
Thay vì vậy, mẹ nên rõ ràng khi “ra lệnh”. “Dọn đồ chơi của con đi”, “Tắt tivi ngay bây giờ”. Mẹ cũng có uy nghiêm của mình, và chỉ bằng cách này trẻ mới học cách ngoan ngoãn “tuân lệnh” mà thôi.
Dạy con vâng lời
Nếu nghĩ rằng nhóc quậy 2 tuổi ở nhà chưa hiểu được những gì bạn nói, có lẽ bạn đã lầm rồi đấy! Trẻ 2 tuổi đã biết phân biệt những gì được phép và không được phép dựa trên thái độ, giọng nói, cử chỉ, ánh mắt… của ba mẹ. Dựa trên lời khuyên của các chuyên gia tâm lý tại Mỹ, MarryBaby sẽ chia sẻ...
4/ Phê bình nhiều hơn khích lệ
Khi nhìn vào sổ liên lạc của trẻ, việc đầu tiên mẹ làm là tìm xem điểm phẩy thấp nhất là ở môn nào, sau đó ngay lập tức yêu cầu con giải thích nguyên do. Trong khi đó, ở những môn khác con lại được điểm rất cao. Đó là thói quen thường thấy của người lớn, soi mói khuyết điểm trước khi tán dương ưu điểm. Cách này sẽ làm bé tự ti, trở nên nhút nhát và lúc nào cũng phấn đấu chỉ vì sợ ba mẹ phán xét.
Đến một lúc nào đó, trẻ sẽ mất kiên nhẫn và không còn hứng thú phấn đấu nữa, vì theo trẻ có thế nào ba mẹ cũng sẽ không vừa lòng. Ai mà không thích khen ngợi? Trước khi phê bình con, ba mẹ nên động viên bé với những ưu điểm trước, sau đó nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu những khiếm khuyết bé vẫn mắc phải. Có như vậy, trẻ mới học cách phấn đấu toàn diện hơn.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.