4 triệu chứng khi mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguy

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

4 triệu chứng khi mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguy

Phù nề, ngứa ngáy, buồn nôn, đau đầu là những triệu chứng khi mang thai thường gặp, xảy ra với đa số các mẹ bầu. Ngoài gây khó chịu, những triệu chứng này hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng, hoặc một số lời khuyên đặc biệt của các chuyên gia.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, 4 triệu chứng mang thai này lại là dấu hiệu báo động sức khỏe bà bầu đang gặp nguy. Mẹ bầu đang nằm trong giới hạn an toàn hay ở mức báo động đỏ? Tham khảo ngay thông tin sau đây nhé!

4 triệu chứng khi mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguy

Nhiều triệu chứng mang thai tưởng bình thường nhưng lại là mối nguy tiềm ẩn

1/ Phù nề

Phù nề là một triệu chứng khi mang thai thường gặp, gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu khi di chuyển. Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ.

Trường hợp phù nề do thiếu kali, mẹ bầu có thể tăng cường những món giàu kali như hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Đồng thời, cố gắng giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Nhờ có nước, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ diễn ra nhịp nhàng hơn, tránh việc trữ chất lỏng, gây phù.

Tập luyện cũng là cách ngăn phù hiệu quả. Khi bà bầu tập thể dục, các cơ bắp hoạt động sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa hệ bạch huyết bị tắc nghẽn.

Báo động đỏ

Phù nề xuất hiện ở tay, mặt có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất với mẹ và bé trong thai kỳ. Phù nề nhẹ trong giai đoạn đầu rất khó nhận biết, vì vậy, mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể sưng đột ngột, nhất là ở mặt và tay.

2/ Buồn nôn, ói mửa

90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Buồn nôn, ói mửa thường xuất hiện trong 3 tháng đầu và giảm dần khi bước sang 3 tháng giữa. Tuy nhiên, có khoảng 10% mẹ bầu vẫn tiếp tục bị nôn ói sau 20 tuần, và thậm chí kéo dài đến khi sinh con.

Để giảm buồn nôn, bầu nên loại bỏ tất cả những món ăn “đáng ghét” làm bạn ghê sợ ra khỏi thực đơn. Chỉ ăn những gì mình thích, nhưng cũng cần hạn chế thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ. Bạn cũng nên uống nhiều nước, tốt nhất là trước và sau mỗi bữa ăn để tránh mất nước.

Báo động đỏ

Phần lớn trường hợp nôn ói đều không gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng nếu xuất hiện những biểu hiện sau, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:

– Bà bầu nôn ói nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ dinh dưỡng, thậm chí có dấu hiệu mất nước và trúng độc.

– Tình trạng nôn ói kéo dài sau 20 tuần với mức độ nghiêm trọng kèm những triệu chứng khác như sưng phù, tăng huyết áp…, bạn có nguy cơ bị tiền sản giật.

4 triệu chứng khi mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguy

Mối nguy mang tên "Tiền sản giật"
Tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Làm thế nào để phát hiện tình trạng này và có cách nào để ngăn ngừa hay không?

3/ Đau đầu

Triệu chứng khi mang thai phổ biến này thường “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Bà bầu bị đau đầu có thể do lượng đường trong máu giảm. Vì vậy, bạn nên đảm bảo lúc nào cũng nạp đủ năng lượng, không để dạ dày bị trống rỗng. Chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, đồng thời “thủ sẵn” trong túi những món ăn vặt như bánh quy, hoa quả sấy khô, sữa chua… để bố sung ngay lúc cảm thấy mệt.

Ngoài ra, uống đủ nước, duy trì những bài tập thể dục cho bà bầu nhẹ nhàng, và ngủ đủ giấc cũng  là những cách hiệu quả giúp giảm chứng đau đầu khi mang thai.

Báo động đỏ

Giống như nôn ói, sưng phù mặt, tay, đau đầu cũng là dấu hiệu báo động nguy cơ tiền sản giật, nhưng thường bị coi thường, bỏ qua nhanh chóng. Những trường hợp đau đầu dữ dội đi kèm với ra máu âm đạo, đau vai, đau bụng dưới… có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

4/ Bà bầu bị ngứa

Ngứa do thay đổi hoóc-môn cơ thể thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nến tình trạng ngứa da do bệnh lý, bà bầu nên cẩn thận.

– Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: Có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.

– Phát ban và sốt: Bạn có thể mắc chứng thủy đậu, herpes…

– Ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: Bạn có thể mắc chứng chàm, vẩy nến…

– Ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: Bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

4 triệu chứng khi mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguy

Bà bầu bị ngứa, phải trị làm sao?
Trong thai kỳ, không ít bà bầu bị ngứa ngáy, khó chịu toàn thân, từ bụng, cổ, ngực, tay, chân đến cả vùng kín. Làm sao để dứt điểm tình trạng đáng ghét này?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *