5 bài học về cách ứng xử bé cần biết trước tuổi lên 3

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

5 bài học về cách ứng xử bé cần biết trước tuổi lên 3

5 bài học về cách ứng xử bé cần biết trước tuổi lên 3

Trước tuổi lên 3, bé đã cần biết một số bài học cơ bản về cách ứng xử

1. Chào hỏi 

Đây có lẽ là bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử với bố mẹ, ông bà và mọi người xung quanh mà bố mẹ nên dạy con. Mẹ nên tập cho bé thói quen đi thưa về chào, gặp người lớn hơn mình thì lễ phép cúi chào, gặp em nhỏ thì thân thiện, hòa nhã. Với truyền thống “lời chào cao hơn mâm cỗ”, việc thể hiện cách ứng xử hòa đồng, thân thiện là hết sức cần thiết để bé được đón nhận trong mọi môi trường, từ gia đình đến học đường và nơi làm việc về sau. Và để dạy con thực hành thật tốt bài học này, bố mẹ chính là tấm gương sáng để con noi theo.

2. Hỏi xin 

Ở độ tuổi lên 2, lên 3, các bé đã hình thành nhận thức cơ bản về sở hữu. Chính vì thế, đây là thời điểm thích hợp để dạy bé không nên tự tiện lấy đồ dùng của người khác mà không hỏi ý kiến trước. Hành động hỏi xin đơn giản và lịch sự nhất ở lứa tuổi này là “ạ” trước khi muốn một đồ vật, món ăn hay đồ chơi từ người khác. Để bé nhuần nhuyễn cách ứng xử này, mẹ nên cùng thực hành với bé bằng cách chính bản thân cũng sẽ “ạ” mỗi khi muốn bé đưa cho mình món đồ gì.

3. Thể hiện tình yêu thương

Trẻ con thường hay ích kỉ và xem mình là trung tâm vũ trụ. Ở lứa tuổi từ 1 đến 3, bé vẫn ở giai đoạn coi mình là trung tâm và thường không mấy hòa đồng với những đứa trẻ khác. Vì tình yêu thương các bé nhận được tình yêu thương của bố mẹ như một lẽ đương nhiên, nên dễ quên đi chiều còn lại, đó là bản thân mình cũng phải thể hiện tình yêu thương. Để bé học được điều này, bố mẹ nên thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ trong gia đình. Lớn lên trong môi trường yêu thương, hòa thuận, bé sẽ dễ dàng hình thành lòng tốt, sự vị tha và biết cách thể hiện tình yêu với những người xung quanh. Ngay từ lúc này, bố mẹ nên có thái độ khuyến khích trẻ biết cách chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, đừng quên nói “mẹ yêu con” và thoải mái bế bồng, ôm ấp bé, mẹ nhé.

5 bài học về cách ứng xử bé cần biết trước tuổi lên 3

Để con cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ
Dành thời gian và cùng lắng nghe, tâm sự với con về những chuyện hàng ngày sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của con

4. Cư xử đúng mực với người lạ

Đối với những người chỉ mới gặp gỡ, ngay cả đó có là bạn của bố mẹ chăng nữa, bé vẫn chỉ nên có một khoảng cách nhất định. Ngay cả khi người lạ cho bé quà, bé cũng không nhận khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ. Để bảo vệ an toàn cho bé, bố mẹ cũng nên dạy bé thêm về quy tắc bàn tay và quy tắc quần lót khi bé đủ lớn để hiểu.

5 bài học về cách ứng xử bé cần biết trước tuổi lên 3

Dạy con về người lạ
Chuyện gì có thể xảy ra khi trẻ tiếp xúc với người lạ? Sự ngây thơ, trong sáng, thiếu khả năng phán đoán có thể đặt bé vào trong những tình huống đầy rủi ro. Nếu không được chỉ dẫn kỹ lưỡng, bé khó có thể phân biệt được một người lạ dễ thương với một kẻ bắt cóc đáng sợ

5. Mè nheo có chừng mực

Mè nheo là “căn bệnh” mà hầu hết trẻ nhỏ đều mắc phải. Vì thế, bố mẹ một mặt thông cảm với sự phát triển tâm lý của con, một mặt lại cần tìm những biện pháp hay để uốn nắn bé. Đối với các bé hay mè nheo, thích nằm vạ thì việc quát mắng, đánh đòn rất dễ gây tác dụng ngược. Thay vì vậy, mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo bé. Với tật mè nheo của con, bố mẹ nên kiên nhẫn để thay đổi bé. Quá trình này có thể mất nhiều tháng và không ít công sức. Điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần chú ý là luôn nhất quán trong cách xử sự với bé, chẳng hạn như không bao giờ đáp ứng ngay lập tức yêu cầu của bé mà để bé vượt qua thử thách nhất định hoặc phải chờ đợi một khoảng thời gian.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *