5 cách để uốn nắn lại thói quen xấu của trẻ

shape

11 Apr

Julia PhạmApr 11, 2020

5 cách để uốn nắn lại thói quen xấu của trẻ

Không cha mẹ nào muốn tạo ra thói quen xấu của trẻ. Hầu hết mọi người đều hướng tới sự tốt đẹp. Nhưng sự tật là đôi khi bạn đang chiều chuộng con, và trẻ đang có những thói hư cần phải sửa. Bạn đôi khi không nhận ra điều đó. Cho đến một ngày người hàng xóm thân thiết hoặc bạn tốt nào đó chỉ ra điều cần uốn nắn lại.

Những nhận xét như “Bạn đang để cô bé/cậu bé vượt qua những lý lẽ thông thường” hoặc thậm chí tệ hơn ” Đứa nhỏ thực sự đang hư hỏng và bạn cần thời gian để dạy bé lại từ đầu”. Lúc đó, nhất định cha mẹ phải bình tâm mà suy xét lại. Tuổi con đang lớn, càng để lâu càng khó kiểm soát.

Dưới đây là một số đề xuất giúp bạn giải quyết vẫn đề một cách “dễ thở” hơn:

Đừng đáp ứng ngay những gì bé muốn

Học cách nói “không”  và trì hoãn việc làm hài lòng trẻ một cách nhanh chóng là cần thiết. Dĩ nhiên bé sẽ khóc, sẽ mè nheo hoặc hơn thế nữa nhưng cứ “bơ” đi là cách tốt nhất.

Chắc chắn bạn không phải là một bà mẹ tàn nhẫn, bạn chỉ đang cố gắng giúp trẻ học cách bước ra thế giới bên ngoài tốt hơn. Hãy nhớ rằng dù bạn có thể dễ dàng đáp ứng đòi hỏi của chúng nhưng không phải lúc nào cũng cho trẻ cái mà chúng muốn.

5 cách để uốn nắn lại thói quen xấu của trẻ

Thêm đồ chơi mới ư? Con đã có rất nhiều rồi mà!

Bé muốn đồ chơi mới, chỉ ra rằng bé đã có rất nhiều

Trẻ con mỗi khi nhìn thấy đồ chơi mới, đương nhiên sẽ nói “con muốn” rất dễ dàng. Nếu không có được thứ bé cần sẽ là một loạt hành động khiến mẹ đứng sững giữ chốn đông người.

Mỗi lần như vậy, bạn có thể vỗ về và cho bé biết rằng ở nhà con đã có rất nhiều món đồ chơi tương tự. Điều này giúp bé tập trung vào những gì mình đang có chứ không phải những gì bé không có.

Nguyên tắc căn bản là bạn có thể mua nhưng không có nghĩa là bạn nên mua. Đừng mua 4 con búp bê Barbie, chỉ mua một con để bọn trẻ biết yêu thương và trân trọng những gì chúng có.

Khuyến khích bé suy nghĩ về người khác

Một đứa trẻ hư chỉ nhìn thấy thế giới từ quan điểm của bé mà quên đi những người xung quanh. Vì vậy đừng ngần ngại chỉ ra người bạn của bé cảm thấy tức giận như thế nào khi bé giật lấy món đồ chơi từ tay bạn.

Bộ quy tắc riêng ở nhà

Một vài quy tắc nho nhỏ lập ra trong gia đình và mọi người cùng tuân theo chắc chắn sẽ giúp bé kỷ luật và hiểu rõ ràng hơn trong mọi việc.

Đừng nhầm lẫn với sự yêu thương

Thật dễ dàng để đáp ứng những nhu cầu của trẻ nhưng đặt ra giới hạn để phải nhìn thấy bé khóc lóc không hề dễ dàng. Nhưng lùi 1 bước tiến 3 bước. Đừng nhầm lẫn giữ việc đáp ứng sở thích của trẻ là yêu thương và ngược lại.

Theo youngparents

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *